Quy định trang phục phù hợp khi lái xe: Điều chỉnh hành vi bằng

Làm thế nào để người dân tự giác sử dụng trang phục phù hợp nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe? Ở đây chúng ta có một câu hỏi khác, đó là bao nhiêu người dân thực sự hiểu trang phục phù hợp cho lái xe là gì?

 Quy định trang phục phù hợp khi lái xe: Điều chỉnh hành vi bằng

Hiện trường vụ Mercedes gây tai nạn liên hoàn ở cầu Hòa Mục (Hà Nội) có liên quan đến việc người điều khiển xe mang giày cao gót

Cả vụ tai nạn ngày 20/11 ở cầu Hòa Mục (Hà Nội) và vụ Hàng Xanh (TP.HCM) trước đó đều có chi tiết: người điều khiển xe mang giầy cao gót. Trước đó, đã có không ít vụ việc tương tự.

Mặc dù việc đi giày cao gót có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, song rõ ràng đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các xử lý thiếu chính xác, làm tăng rủi ro trong quá trình lái xe.

Vậy, có nên nghiên cứu bổ sung quy định về trang phục phù hợp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông - nhất là với người lái xe ô tô như một số quốc gia đã và đang làm? Nếu quy định, thì ở mức độ nào là phù hợp?

Thông tin từ một số phụ nữ điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng có nguyên nhân là do đi giày cao gót khiến nhiều người lo lắng. Giày cao gót được xem là món phụ kiện không thể thiếu đối với nhiều chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, nó cũng là món đồ có thể nguy hiểm khi người phụ nữ ngồi vào ghế lái ô tô. Nhiều chị em cũng đã lên tiếng về sự nguy hiểm của việc đi giày cao gót hoặc sử dụng những trang phục không phù hợp khi lái xe. 

Nhà tài trợ

XE SIAM TRUCK 990KG  BAO TRỌN GÓI CÁC LOẠI PHÍ ĐĂNG KÝ XE VÀ THÙNG XE

“Mình từng thử đi giày cao gót rồi và mình thấy việc chuyển chân giữa ga và phanh có thể gây ra nhầm lẫn về cảm giác. Đi giày cao gót khiến mình không thể xử lý linh hoạt giữa chân ga và chân phanh”

“Phụ nữ do nhu cầu làm đẹp nên giày cao gót hay các trang phục điệu đà thì chị em phụ nữ ai cũng thích. Nhưng khi tham gia giao thông dùng giầy cao gót thì cũng khó khăn, như dễ bị nhầm chân phanh thành chân ga rồi lực đạp của mình cũng khó”.

“Hiện nay chưa có quy định nào về trang phục hay giày dép nhưng các thầy dạy lái xe đã lưu ý không nên đi giày cao gót và ăn mặc gọn gàng không để bị hạn chế khả năng lái xe của mình”.

Đi giày cao gót, sử dụng những trang phục bó sát hoặc điệu đà khi lái xe là thói quen phổ biến của nhiều phụ nữ. Điều này đã gây cản trở nhiều trong việc lái xe đúng cách và có thể gây tai nạn, đặc biệt là khi cần xử lý tình huống bằng phanh.

Trong trường hợp tài xế sử dụng dép lê hay những loại dép phổ thông đi trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chẳng kém gì giày cao gót. 

Bởi dép lê có thể bị tuột, mũi dép hở có thể bị mắc vào bàn đạp khiến hành động phanh hay đạp ga diễn ra không chính xác. Chưa kể tới việc mồ hôi chân có thể khiến dép dễ trơn trượt hay tiết diện dép lớn gây vướng víu, làm tăng nguy cơ nhầm lẫn trong các thao tác xử lý tình huống khẩn cấp.  

Phân tích về điều này, thính giả Hoàng Thiên Tú, admin diễn đàn Hỏi Lái xe cho rằng, không phải lúc nào giày cao gót cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn, yếu tố chính vẫn do những người lái xe như tâm lý không ổn định, hoảng loạn hoặc xử lý tình huống không nhạy bén.

Thế nhưng không ít vụ tai nạn xảy ra có nguyên nhân chính do người lái xe gặp vướng víu khi sử dụng cổ chân để điều chỉnh bàn đạp ga của xe.  

“Nhiều bạn nam hoặc nữ đều chủ quan khi đi giày cao gót hoặc các đôi dép có đế giày nên khó tiếp xúc với sàn xe, cảm giác giẫm chân ga sẽ không được tốt nên không ước chừng được chân ga mạnh nhẹ như thế nào, không kiểm soát được tốc độ của xe”.

Trên thế giới, hậu quả của việc lái xe với giày cao gót đã không còn là vấn đề mới. Năm 2014, Chính phủ Pháp đã ban hành quy định cấm nữ giới đi giầy cao gót khi điều khiển phương tiện giao thông. Nếu bị phát hiện, hình thức xử phạt không khác gì các lỗi vi phạm an toàn giao thông thông thường. 

Nhiều quốc gia khác trên thế giới như Anh hay Canada, Australia... hiện chưa cấm đi loại giày nào trong lúc điều khiển phương tiện nhưng đều có quy định rằng, tài xế cần phải đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để xử lý kịp thời trong khi lái xe.

Chẳng hạn, tại Anh, theo quy định số 97 trong Luật Đường cao tốc của nước này thì tài xế cần phải đi giày và mặc quần áo không ảnh hưởng tới việc kiểm soát phương tiện đúng cách. 

Hiện nay, pháp luật của nước ta chưa có điều luật nào cấm phụ nữ lái ôtô, xe máy đi giày cao gót.Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn và trong các giáo trình về lái xe đều có nội dung về việc đi giày cao gót lái xe sẽ tiềm ẩn rủi ro.

Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên cân nhắc xem xét bổ sung quy định cấm trang phục không phù hợp khi lái xe.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, chị Phạm Thị Nga, ở Thanh Xuân, Hà Nội - người hàng ngày lái xe đi làm bằng ô tô nêu ý kiến: 

“Theo mình rất khó để đưa ra lệnh cấm về trang phục nhưng có thể khuyến cáo và tuyên truyền cho mọi người hiểu về những nguy hiểm việc sử dụng giày cao gót khi lái xe. Vấn đề này nhiều người đã biết nhưng có thể chưa cảm nhận được rõ nguy cơ nó lớn như thế nào nên vẫn có sự chủ quan”.

Chia sẻ về việc việc sử dụng giày dép và trang phục đảm bảo an toàn khi lái xe, ông Lê Văn Tạch, kỹ sư ôtô cho rằng, trước khi tính tới điều luật cấm phụ nữ đi giày cao gót hoặc cấm các trang phụ khi lái xe thì nên có thống kê những con số cụ thể về các vụ tai nạn mà nguyên nhân hoặc có liên quan đến yếu tố này, để mọi người thấy rõ hậu quả và tính cấp thiết của việc đưa ra quy định này. 

Trước mắt, ông Lê Văn Tạch đề nghị cơ quan quản lý có thể đưa ra những khuyến cáo phù hợp để người điều khiển giao thông nhận thức rõ hậu quả, từ đó tự nguyện điều chỉnh việc sử dụng trang phục sao cho đảm bảo an toàn: 

“Nên khuyến cáo để người sử dụng hiểu được sự cần thiết phải có trang phục phù hợp, tầm quan trọng việc sử dụng trang phục để lái xe an toàn. Bởi có người hiểu rất rõ và có người chưa hiểu rõ, đặc biệt là những người mới sử dụng xe. Vì thế trước khi lên xe, các bạn nên tìm hiểu những đặc tính kỹ thuật của xe từ đó biết được mình nên sử dụng những trang phục như thế nào cho phù hợp”.

 Quy định trang phục phù hợp khi lái xe: Điều chỉnh hành vi bằng

Trước khi luật hóa một hành vi của con người, hãy nghĩ đến việc điều chỉnh hành vi bằng văn hóa

Sau nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà nguyên nhân có liên quan tới việc phụ nữ đi giày cao gót, một câu hỏi được đặt ra là có nên cấm phụ nữ lái ô tô khi đi giày cao gót?

Hoặc nếu không ban hành luật cấm, thì cần làm gì để ngăn các vụ tai nạn đáng tiếc xuất phát từ đôi giày hoặc bộ trang phục không phù hợp khi điều khiển phương tiện? 

“Hãy để văn hóa lên tiếng” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Luật hóa, quy định về trang phục khi lái xe. Thoạt nghe, đó có vẻ là một ý tưởng tốt góp phần mang lại sự an toàn cho hoạt động giao thông, đặc biệt là sau hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng được cho là vì nguyên nhân phụ nữ mang giày cao gót lái xe.

Về mặt lý thuyết, nếu có những quy định cụ thể về việc người ta phải mang trang phục phù hợp để đảm bảo lái xe an toàn thì những vụ tai nạn do nguyên nhân trang phục sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.

Tuy nhiên, đó là khi người ta tuân thủ nghiêm túc các quy định đó.

Trên thực tế, việc tuân thủ các quy định về trang phục là một trong những vấn đề khó khăn nhất của con người hiện đại.

Nó chỉ được tuân thủ một cách nghiêm túc trong các môi trường đặc biệt mà trang phục đương nhiên được luật hóa, như lực lượng vũ trang, hoặc trong các môi trường mà quy ước về trang phục đã hình thành như một chuẩn mực văn hóa.

Lái xe là một hình thức sinh hoạt đại chúng, và như mọi hoạt động đại chúng khác, việc kiểm soát trang phục không hề dễ dàng.

Không có lực lượng chấp pháp nào kiểm soát nổi ai mang giày cao gót khi lái xe, không có mạng lưới camera nào soi được vào cabin để bắt quả tang đôi chân vi phạm.

Luật hóa trang phục mà không kiểm soát nổi việc tuân thủ luật pháp thì hậu quả đầu tiên là sự khinh nhờn luật pháp. Điều đó còn tệ hơn việc trang phục không phù hợp.

Vậy thì làm thế nào để người dân tự giác sử dụng trang phục phù hợp nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe? Ở đây chúng ta có một câu hỏi khác, đó là bao nhiêu người dân thực sự hiểu trang phục phù hợp cho lái xe là gì?

Thay vì luật hóa các quy định về trang phục phù hợp cho lái xe, chúng ta cần sớm phổ biến các kiến thức về trang phục khi vận hành phương tiện.

Bởi, cho đến thời điểm này, chúng ta chưa nhìn thấy bất cứ tài liệu nào hướng dẫn, phổ biến vấn đề này, chưa nhìn thấy bất cứ hình ảnh, khẩu hiệu, hay hình thức truyền thông nào về vấn đề này.

Trước khi luật hóa một hành vi của con người, hãy nghĩ đến việc điều chỉnh hành vi bằng văn hóa. Chỉ khi hành vi đó không thể điều chỉnh bằng văn hóa thì các điều luật mới cần xuất hiện.

15 lý do nên mua xe tải Thái Lan Siam Truck giá rẻ HCM  

 THAM KHẢO GIÁ XE CHI TIẾT TẠI ĐÂY: https://otoansuong.vn/gia-xe-tai-thai-lan 

 

Theo:vovgiaothong 

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan