Rà phanh thế nào cho đúng cách, an toàn và hiệu quả?

Việc sử dụng phanh đúng cách, hiệu quả và an toàn cần phải được rèn luyện ngay từ lúc mới học để tạo thành thói quen tốt khi lái xe. Khi mới học lái, quan trọng nhất bạn cần phải cảm nhận được tác dụng của phanh xe và những kỹ thuật phanh cơ bản. 

 Rà phanh thế nào cho đúng cách, an toàn và hiệu quả?

Phanh là một trong những bộ phận thường hay bị hư hỏng nhất, và bộ phận này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe

Phanh là một thao tác rất quan trọng khi điều khiển ô tô và là một kỹ năng cần luyện tập thật vững vàng vì nó không chỉ giúp cho bạn giảm bớt mệt mỏi trong quá trình vận hành xe mà còn ảnh hưởng lớn tới sự an toàn cho mọi người khi ngồi sau vô lăng. 

Việc sử dụng phanh đúng cách, hiệu quả và an toàn cần phải được rèn luyện ngay từ lúc mới học để tạo thành thói quen tốt khi lái xe. Khi mới học lái, quan trọng nhất bạn cần phải cảm nhận được tác dụng của phanh xe và những kỹ thuật phanh cơ bản. 

Nhà tài trợ

XE SIAM TRUCK 990KG  BAO TRỌN GÓI CÁC LOẠI PHÍ ĐĂNG KÝ XE VÀ THÙNG XE

Cấu tạo và hoạt động của phanh ô tô

Hiện nay, phần lớn phanh trên ô tô là loại phanh đĩa, cũng có một số xe kết hợp phanh tang trống ở bánh sau. Khi đạp phanh, lực truyền động làm má phanh xiết vào đĩa hoặc guốc phanh ép sát vào tang trống, lực ma sát lúc này sẽ làm nhiệm vụ giảm tốc độ.

Về nguyên tắc cơ bản, khi bạn muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe, chỉ cần đạp chân phanh nhằm tạo ra lực hãm để phanh xe.

Kỹ thuật phanh ô tô

Theo carly, dù bạn điều khiển phương tiện di chuyển ở cao tốc hay đường phố, kỹ thuật phanh hiệu quả gồm 3 bước chính: phanh theo nhịp, rà phanh, giảm tốc kết hợp phanh và số.

Phanh theo nhịp (Cadence Bracking) hay gọi là nhấp nhả theo nhịp dựa theo nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống ABS – đây là kiểu phanh được sử dụng phổ biến khi muốn dừng xe ở tốc độ cao mà không xảy ra rủi ro. Về cơ bản, đầu tiên là đạp phanh nhẹ, sau đó mạnh dần lên và kết thúc là phanh nhẹ trước khi xe dừng hẳn; nhịp độ đều đặn để xe từ từ dừng mà không bị khóa bánh do phanh gấp.

Lưu ý: Mặc dù ngày nay các xe đều được trang bị hệ thống ABS nhưng các lái xe vẫn nên thực hành kỹ năng này để đảm bảo độ an toàn cao, nhất là khi xe chạy tốc độ cao mà đường trơn trượt, dễ mất độ bám đường.

 Rà phanh thế nào cho đúng cách, an toàn và hiệu quả?

 Việc thực hành kỹ năng phanh theo nhịp sẽ đảm bảo độ an toàn cao, nhất lái khi xe chạy tốc độ cao ở đoạn đường trơn trượt

Rà phanh (Trail Braking) – đây là kỹ năng được sử dụng nhiều trong đua xe lúc cần qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Có thể hiểu, thay vì phanh để giảm tốc độ xe, lái xe lúc này vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua, phanh sẽ được giữ ở quãng liên tục cho tới khi thoát khỏi khúc cua - điều này làm xe vẫn giữ được tốc độ cao mà không bị mất lái.

Tuy nhiên, để tập kiểu phanh này tài xế phải cảm nhận được một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao. Với mô tô, tay lái sẽ rà phanh trước chứ không sử dụng phanh sau.

Giảm tốc kết hợp phanh và số - đây cũng là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể mà các tay đua áp vẫn dụng. Với những lái mới, không quen tốc độ cao thì các thao tác kết hợp 2 bộ phận này sẽ rất phức tạp để áp dụng.

Thao tác: nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh; trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn; tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô-lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ; sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.

Lưu ý, rà phanh hoặc giảm tốc kết hợp phanh và số chỉ dành cho những tay đua, những lái xe có kinh nghiệm và nắm chắc các kỹ năng. Việc mới học lái, vấn đề thường hay gặp phải là phanh mạnh và gấp. Do đó hãy luyện tập cách đạp phanh để có cảm giác và quen cách sử dụng phanh.

 Rà phanh thế nào cho đúng cách, an toàn và hiệu quả?

 Phanh khẩn cấp trong trường hợp nhiều xe đi gần nhau là một tình huống rất nguy hiểm

Một số trường hợp các lái xe hay gặp phải

Theo baogiaothong, khi di chuyển trên cao tốc, nếu không giữ được khoảng cách với xe phía trước rất dễ xảy ra va chạm. Điều đầu tiên là phải luôn giữ được bình tĩnh khi điều khiển xe, không đạp phanh đột ngột khi xe đang di chuyển với tốc độ cao khiến xe mất kiểm soát. Lái xe lúc này cần giữ chắc vô lăng, đạp phanh cho đến khi cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt trên đường rồi nhả phanh ra, sau đó lặp lại như vậy cho đến khi xe dừng hẳn.

Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, đường trơn trượt, vẫn động tác như vậy nhưng phải thực hiện đạp phanh nhiều lần để tránh trượt xe, việc phanh nhiều lần trong một thời gian ngắn sẽ làm bánh xe bám mặt đường và tránh hiện tượng bó cứng phanh.

Phanh khi đổ đèo – Khi xuống dốc, đa số các xe đều đang ở tốc độ cao, chưa kể đến những đoạn cua gấp rất nguy hiểm. Chú ý trong trường hợp này lái xe nên rà phanh từ xa, tránh hiện tượng đang vào cua rồi phanh gấp, có thể khiến xe bị văng và khó tránh khỏi những va chạm.

Lưu ý: Hãy chú ý đến loại lốp xe đang sử dụng cho phù hợp với điều kiện vận hành. Có nhiều loại lốp xe được sử dụng tương ứng với các điều kiện đường khác nhau. Do đó, việc sử dụng loại lốp thích hợp sẽ tăng khả năng vận hành và đảm bảo quãng đường phanh tốt hơn.

 

15 lý do nên mua xe tải Thái Lan Siam Truck giá rẻ HCM     

 

 THAM KHẢO GIÁ XE CHI TIẾT TẠI ĐÂY: https://otoansuong.vn/gia-xe-tai-thai-lan 

 

 Theo:vovgiaothong

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan