Ai quyết mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu?
Mặc dù liên bộ Công thương – Tài chính đã vào cuộc, chi phí định mức kinh doanh xăng dầu đã được nâng lên, nhưng tình hình thị trường xăng dầu vẫn chưa có chuyển biến căn bản, nhiều nơi người dân vẫn phải xếp hàng dài chờ mua xăng.
Theo nhiều doanh nghiệp phân phối, nguyê nhâ nlà do “nút thắt” ở mức chiết khấu chưa được tháo gỡ. Vậy cơ quan nào sẽ can thiệp để thay đổi mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, hay để doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau?
PV VOV Giao thông trao đổi với TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về nội dung này:
PV: Thưa Tiến sĩ, trong bối cảnh thị trường xăng dầu hiện nay, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương hay cơ quan nào chịu trách nhiệm quy định về mức chiết khấu tối thiểu xăng dầu?
Nhà tài trợ
JAC N SERIES ĐỘNG CƠ ISUZU - MẠNH MẼ, BỀN BỈ, SIÊU TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, cái này liên Bộ Tài Chính- Công thương điều chỉnh sớm nếu không gây khó khăn cho nền kinh tế. Bởi vì lần đầu tiên xuất hiện người dân phải xếp hàng rất dài mới đổ xăng được, mang theo can mua xăng, mà trữ xăng như vậy ở nhà rất nguy hiểm, dễ gây cháy nổ.
Nếu mà Bộ Công thương- Bộ Tài chính không thống nhất thì Phó thủ tướng nên can thiệp. Bởi vì vấn đề này rất thiết yếu cho nền kinh tế, rất cấp bách cần phải can thiệp kịp thời.
Nếu chúng ta không có sự can thiệp thích hợp thì sẽ phức tạp, khó khăn sẽ tác động đến thực tế, kinh doanh vận tải và đặc biệt tác động đến tâm lý, người dân ào ào mua xăng dầu dự trữ và dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu giả tạo, các cửa hàng xăng dầu tư nhân đóng cửa và gây khó khăn cho nền kinh tế.
---
Cũng liên quan đến việc can thiệp vào tỉ lệ chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu để ổn định thị trường, tránh tình trạng thương nhân phân phối bị o ép, khiến họ càng bán càng lỗ và dẫn đến không cầm cự nổi, trao đổi với phóng viên VOVGT, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện tài chính cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước về xăng dầu – mà cụ thể ở đây là Bộ Công thương, là đơn vị có thể đưa ra các quy định về mức chiết khấu tối thiểu cũng như thời gian thực hiện.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Nhà nước phải quy định mức tối thiểu cho mức chiết khấu để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó tương đối độc lập với nhau. Văn bản này thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương và trong cơ chế điều hành các doanh nghiệp của mình, Bộ Công thương có thể đưa ra được yêu cầu về chiết khấu định mức tối thiểu chỉ trong vòng 10 ngày
Cả 2 chuyên gia đều thống nhất cho rằng, việc ban hành quy định về mức chiết khấu tối thiểu là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay, không thể trì hoãn thêm.
Quy định này ban hành chậm ngày nào, nguồn cung xăng dầu còn khó khăn ngày đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế và đời sống người dân.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI VÀ GIÁ CÁC LOẠI XE TẢI 2T4 TẠI ĐÂY