Mua clip vi phạm giao thông để phạt nguội có khả thi?

Nếu có cơ chế mua clip vi phạm giao thông của người dân để phạt nguội, chắc chắn sẽ có rất nhiều tình huống mà CSGT hẳn chưa lường được hết.

Mua clip vi phạm giao thông để phạt nguội có khả thi?

Đề xuất của lãnh đạo Cục CSGT về cơ chế trả tiền cho người dân, mua lại các hình ảnh, video vi phạm giao thông để xử phạt nguội đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

 

Chắc chắn sẽ có rất nhiều tình huống gây tranh cãi, nếu như góc quay từ clip người dân cung cấp không phản ánh đúng thực tế trên đường. Ảnh minh hoạ

Lãnh đạo Cục CSGT cho rằng, vì không thể nơi nào cơ quan chức năng cũng có camera theo dõi nên việc trả tiền để mua video clip của người dân là cần thiết.

 

Theo đó, người dân có thể gửi clip tự quay hay trên camera hành trình trên xe mình tới Cục CSGT. Cục sẽ có cổng thông tin tiếp nhận toàn bộ các thông tin đó để xác minh và xử lý; có quy trình để xác minh tính khách quan, trung thực của dữ liệu.

Nếu xử phạt được người vi phạm, người ghi hình sẽ được trả một phần trong số tiền đó. Nhưng quan trọng nhất là phải xác minh để người vi phạm khâm phục khẩu phục.

Nhà tài trợ

XE TẢI VAN GAZ NHẬP KHẨU TỪ NGA THÙNG 14 KHỐI

Lãnh đạo Cục CSGT cũng dẫn chứng, ở nhiều quốc gia phát triển (như Mỹ, Hàn Quốc), người dân đã hình thành văn hoá ghi hình vi phạm và gửi cho nhà chức trách. Có người chuyên "săn" đỗ xe trái phép để gửi cho công an…

Trước thông tin này, xuất hiện hai luồng ý kiến.

Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ, cho rằng nếu làm được như vậy, ý thức người tham gia giao thông chắc chắn sẽ nâng lên.

Bởi lẽ, với việc vi phạm có thể được ghi lại tại bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào (thay vì chỉ trên các tuyến cao tốc hoặc ngã ba, ngã tư có camera giám sát như hiện nay), ai cũng sợ do việc bị phạt nguội là khó tránh khỏi.

Chưa kể, một số lượng lớn các clip vi phạm giao thông sẽ được dùng vào mục đích phạt nguội, tăng thu cho ngân sách, thay vì chỉ được đưa lên các diễn đàn mạng xã hội như hiện nay.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, việc phát hiện và xử lý vi phạm đã được luật quy định. Đó là trách nhiệm của lực lượng chức năng và ngân sách đã trả lương cho họ để làm việc này. Vì thế, việc phải bỏ ra thêm một khoản tiền để mua clip là không hợp lý.

Chưa kể, chắc chắn sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh trong thực tế mà cơ quan chức năng hẳn chưa lường được hết.

Chẳng hạn, cùng một vi phạm, có nhiều người dân cùng ghi lại clip và gửi cho CSGT. Clip gửi trước chất lượng hình ảnh không rõ, clip gửi sau chất lượng tốt hơn, vậy thì sẽ trả tiền cho ai?

Và chắc chắn sẽ có rất nhiều tình huống gây tranh cãi, nếu như góc quay không phản ánh đúng thực tế trên đường.

Ví dụ clip gửi cho CSGT thể hiện việc ô tô vượt đèn đỏ, nhưng ở thời điểm đó đường ùn tắc, CSGT làm nhiệm vụ trực tiếp phân luồng cho xe được đi, vậy sẽ xử lý thế nào?

Một điều nữa mà nhiều người quan tâm là số tiền trả cho người dân để mua clip sẽ là bao nhiêu? Mức này dựa trên căn cứ nào?

Thậm chí, nếu có quy định này, không biết chừng sẽ hình thành một đội ngũ chuyên “săn” hình ảnh vi phạm một cách chuyên nghiệp với mục đích kiếm thêm thu nhập. Khi đó, ranh giới ghi lại hình ảnh vi phạm với việc xâm phạm hình ảnh riêng tư là rất mong manh!

Thời gian qua, việc xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát đã đem lại hiệu quả tích cực. Nó không chỉ giúp cho CSGT bớt phải trực tiếp ra đường mà còn giúp phát hiện vi phạm kịp thời, xử lý khách quan, minh bạch.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, ngoài việc tốn thời gian xác minh người vi phạm, thiết bị phục vụ việc giám sát chưa đồng bộ và mới chỉ tập trung ở những khu vực trọng điểm nội đô, các tuyến quốc lộ.

Cơ chế khai thác, xử lý vi phạm chưa rõ ràng và triệt để cũng dẫn đến việc nhiều hành vi vi phạm được hệ thống phát hiện và ghi nhận nhưng kết quả xử lý thực tế chưa cao.

Với hệ thống camera giám sát “chính thống” còn như vậy, e rằng cơ chế trả tiền mua clip của người dân để phạt nguội không được khả thi cho lắm!

Xe tải van Gaz nhập khẩu Nga

QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ KHUYẾN MÃI XE TẢI VAN GAZ TẠI ĐÂY