Cách để không bị chặt chém khi bảo dưỡng xe ô tô dịp Tết
Thời điểm hiện tại, các trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và các garage ô tô đang làm việc hết công suất do lượng khách đưa xe đi bảo dưỡng rất đông.
Đừng biến mình thành "gà mờ"
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, lượng khách hàng mang xe đến các garage bảo dưỡng, sửa chữa ôtô ngày một tăng, cho nên, một vài cửa hàng cũng đôn giá và "dọa khách hàng" về các lỗi của xe cần phải thay linh kiện để "vặt túi tiền" những vị khách "gà mờ".
Chị Thuỳ Dương (một khách hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội) mang chiếc VinFast Fadil đến một cửa hàng rửa xe trên đường Trần Thái Tông để làm mới lại "xế hộp" của mình.
Vì bận rộn với công việc cuối năm, nên chị yêu cầu nhân viên rửa qua bề mặt xe cho mình, nhưng không hiểu tại sao, sau đó nhân viên lại vệ sinh bên trong xe và "vặt" của chị 500.000 đồng.
Nhà tài trợ
Đầu kéo Isuzu Giga và Hyundai HD1000 | Đâu là lựa chọn "Khỏe" nhưng không "Mất sức"??
"Tôi yêu cầu nhân viên rửa xe chỉ làm những bước cơ bản cho tôi, nhưng không hiểu tại sao họ mở cửa xe rồi dọn dẹp bên trong xe, rồi "chém" 500.000 đồng. Bình thường tôi chỉ rửa xe hết 50.000 đồng. Đây là cách làm không tôn trọng khách hàng khi tự ý làm thêm các dịch vụ khác mà khách không yêu cầu", chị Dương bức xúc cho biết.
Trường hợp của chị Dương không phải hi hữu, khi thời gian này, một số garage sửa chữa, bảo dưỡng xe cũng tự động nâng giá mà không thông báo trước cho khách hàng.
Khi mang xe đi bảo dưỡng, cần mang đến những cơ sở uy tín. Ảnh: T.Nga |
Làm gì để không bị "vặt túi tiền"
Để tránh rước bực vào mình với những chiêu trò bảo dưỡng xe dịp Tết của một số garage rửa xe, bảo dưỡng xe dịp Tết, trao đổi với Lao Động, anh Lê Văn Sỹ - nhân viên sửa chữa tại garage Hưng Phát (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước khi mang xe đến garage, khách hàng cần phải đặt lịch hẹn, hỏi rõ giá và cần xác định mục tiêu của mình sửa gì, xe đang gặp tình trạng nào.
Nếu được hãy đi cùng người có chút am hiểu về xe để tránh bị "vặt túi tiền". Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần phải tìm cho mình một trung tâm, cơ sở bảo dưỡng uy tín.
"Để tránh quá tải hầu hết các trung tâm, gara bảo dưỡng đều chỉ nhận những xe đã đặt hẹn trước. Thậm chí, nhiều cơ sở phải thuê thêm nhân viên để phục vụ khách hàng. Tránh tình trạng làm ăn cẩu thả gây nguy hiểm tới khách hàng", anh Sỹ cho hay.
Ông Nguyễn Tiến Toàn - Giám đốc garage Minh Thức Auto (quận Nam Từ Liêm) cho biết, ngay từ đầu tháng 1.2022, lượng khách đưa xe đi bảo dưỡng bắt đầu dồn dập mỗi ngày, để có một chiếc mới, đẹp "ăn" Tết.
Theo ông Toàn, tùy theo quãng đường xe đã đi, 4.000km, 8.000km hay 12.000km và hơn nữa sẽ có các quy trình, công việc bảo dưỡng chăm sóc xe khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ kiểm tra tổng thể xe, đặc biệt là hệ thống phanh xe, dầu máy, nước làm mát động cơ,... để đảm bảo an toàn cho máy và động cơ, giúp chiếc xe được vận hành tốt nhất khi đi chơi Tết xa. Chi phí bảo dưỡng khoảng 2,5 triệu đồng.
Ngoài ra, đối với những xe thường xuyên phải di chuyển, khi bảo dưỡng, kỹ thuật viên sẽ phải kiểm tra nhiều bộ phận hơn, nhất là hệ thống gầm bệ, lốp, rotuyn,... để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XE ĐẦU KÉO 2 CẦU CÁC LOẠI TẠI ĐÂY
Theo:vietnamnet