HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE ÉP RÁC


  • Nhà sản xuất :
  • Tình trạng : Có sẵn giao ngay

Liên hệ tư vấn: 0909 039 481

Khuyến mãi
  • Quà tặng hấp dẫn
  • Khuyến mãi khủng
  • Hỗ trợ vay vốn 70-90%


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE ÉP RÁC

                                            

1. Tổng quát

Xe tải có bộ phận thu gom và nén phế thải phía sau loại CGJ5070ZYS là xe chuyên dụng dùng để thu gom và vận chuyển rác thải đô thị hoặc các loại rác thải có thể nén. Xe có cơ chế nghiền và đầm nén, với tỷ suất nén cao và khả năng chuyên chở lớn. Có quá trình thu gom và chuyên chở phế thải khép kín, đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Lưu ý: Nghiêm cấm sử dụng thiết bị để thu gom phế thải xây dựng và phế thải kim loại công nghiệp.

Thông số kỹ thuật chính:

Moden xe

NKR77GLNACJAY

Kích thước tổng thể (D×R C) (mm)          

6120 × 1920 × 2460

Chiều dài cơ sở (mm)                     

2765

Góc tiếp cận                                     

22̊

Góc thoát                  

13̊

Bán kính quay vòng nhỏ nhất (m)

12

Tổng trọng tải (kg)

6720

Tự trọng (kg)

4360

Tải trọng (kg)

2230

Thể tích thùng chứa (m3)

5.5

Khoảng sáng gầm xe (mm)

≤ 1.000

Kích thước cửa nạp (R×C) (mm)

1460 × 800

Khoảng thời gian của chu kỳ tải (không tải) (giây)

≤ 14

Khoảng thời gian của chu kỳ xả (giây)

≤ 15

Thời gian nâng cửa nạp (giây)

≤ 10

Sức nén tối đa của hệ thống thủy lực (Mpa)

19

Biển số xe được gắn ở phía bên phải thùng chứa rác của xe.

2.      Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

2.1.         Cấu tạo:

Cấu tạo xe gồm các phần sau:

a)     Khung gầm xe

b)     Hệ thống điện

c)   Hệ thống nén thủy lực (gồm: xi-lanh thủy lực, thiết bị bơm, van điều áp, van điều khiển điện – thủy lực và đường ống) (hình 2).

d)   Thùng chứa phế thải (được trang bị mâm đẩy, di chuyển dọc theo thanh trượt)

e)   Thùng nạp (gồm mâm nén, mâm xúc, xi-lanh nén, xi-lanh xúc và xi-lanh nâng)

f)    Thiết bị an toàn (gồm thanh an toàn, còi, van hãm, công tắc tự ngắt, van xả áp v..v)

2.2.           Nguyên lý hoạt động

Đầu tiên, phế thải sẽ được đưa vào gầu nạp (nếu được trang bị thiết bị xúc phế thải hoặc xẻng hót phế thải, tham khảo hình 12. Đầu tiên xoay tay cầm thiết bị xúc để xúc phế thải, sau đó đặt lại vào vị trí trung tâm)

1.      Vặn công tắc nạp theo chiều kim đồng hồ (hình 12), sau đó mâm nén sẽ lật (hình 3a), mâm xúc sẽ được nâng lên (hình 3b). Kết thúc quá trình nén thứ nhất.

2.      Xoay công tắc nạp ngược chiều kim đồng hồ (hình 12), sau đó mâm nén sẽ quay tròn (hình 3c), mâm xúc nâng lên (hình 3d), rác thải sẽ bị nghiền trong khoang giữa mâm đẩy, mâm cố định của gàu nạp và mâm nén. Như vậy một chu kỳ vận hành đã được hoàn thành, vặn công tắc về vị trí trung tâm để tắt.

Khi đẩy rác thải sẽ tạo ra sức ép, do đó rác thải sẽ bị nén một lần nữa (hình 4).

 

Sau khi thùng chứa đầy, vận chuyển rác thải đến bãi rác, sau đó nâng gàu nạp lên để xả rác thải. (hình 5)

3. Sử dụng và vận hành

Sử dung bao gồm cách chạy xe và vận hành chức năng chuyên dụng.

3.1 Cách chạy xe

Tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn sử dụng.

Trước khi chạy xe, bảo đảm rằng cửa nạp đã được hạ xuống, khóa chặt và PTO đã được tắt. Nếu không, có thể gây cháy bơm.

3.2 Vận hành chức năng chuyên dụng

Tài xế và công nhân vận hành cần phối hợp làm việc một cách chặt chẽ và ăn khớp.

3.2.1 Chuẩn bị

a) Để số “0”. Công tắc PTO ở vị trí “tắt”, tay giữ phanh.

b) Chân để trên bàn đạp côn.

c) Khởi động máy.

d) Gài PTO, đèn báo hiệu bật sáng.

e) Nhả côn ( bơm dẫn động bắt đầu chạy)

f) Đảm bảo rằng khóa bản lề đã ở vị trí khóa. Nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Lưu ý: 1. Nếu động cơ bị lạnh trong mùa đông, phải làm ấm trước khi khởi động.

3.2.2 Vận hành cơ chế nạp

a) Mở và đẩy cửa nạp lên đến khi nghe tiếng “kada” để chắc chắn rằng cửa nạp đã được cố đinh ở vị trí mở.

b) Công nhân vận hành cần phải phối hợp làm việc để chắc chắn rằng khóa bản lề đã được tra vào chốt khóa.

Lưu ý: Sau khi rác đã đầy và trong quá trình nén, nếu khóa chưa được khóa hết, tác động có thể làm cho gàu nạp bị hở.

Lưu ý: Rác thải cần phải được phân bổ đều trong thùng.

c) Rác thải trong thùng chứa sẽ bị nén và nghiền theo thứ tự như sau:

(1) Mâm nén lật lên.

(2) Sau khi mâm nén dừng lại, mâm xúc trượt xuống vị trí của miệng nạp liệu, mâm xúc dừng lại.

(3) Khi mâm xúc dừng lại, mâm nén bắt đầu quay tròn, nén rác thải từ miệng nạp liệu vào giữa thùng chứa.

4) Khi mâm nén dừng lại, mâm xúc bắt đầu lật, rác thải bị nghiền bên trong khoang chứa, và được đẩy vào thùng chứa.

Lưu ý: Để nạp rác thải được một cách trơn tru, rác thải phải được nạp nhiều lần, mỗi lần một ít.

3.2.3 Xả chất thải

a) Ấn công tắc gia tốc (ở phía đuôi xe)

b) Đặt tay cầm vận hành (hình 12) tại vị trí nâng thùng chứa phế thải.

c) Mở khóa và thùng chứa phế thải được nâng lên (hình 7)

d) Khi thùng chứa phế thải nâng lên hoàn toàn, chuyển công tắc mâm đẩy sang vị trí “PUSH”. Mâm đẩy sẽ từ từ đẩy phế thải về phía sau.

e) Sau khi quá trình xả thải kết thúc, đặt lại vị trí mâm đẩy như cũ, sau đó gạt công tắc hoạt động của thùng chứa trong cabin về vị trí “DOWN”, thùng chứa sẽ bắt đầu hạ xuống (hình 8).

f) Sau khi hạ xuống, kéo tay cầm móc thiết bị khóa van thủy lực, chắc chắn rằng móc đã được treo lên.

Lưu ý: (1) Để mâm đẩy dễ dàng làm sạch rác thải, mặt trước phần dưới của mâm đẩy dài hơn 50 mm so với mặt sau. Hãy chắc chắn là đã làm sạch rác thải có thể sót lại giữa mâm đẩy và phần phía sau của thùng chứa, nếu không có thể gây tổn hại tới mặt trước phần dưới của mâm đẩy khi mâm đẩy quay lại vị trí cũ.

(2) Hãy chắc chắn rằng rác thải ở giữa thùng chứa và gàu đã được dọn sạch, nếu không bộ tự động khóa sẽ không hoạt động.

3.2.4 Công đoạn cuối

a) Đặt chân lên bàn đạp côn (đạp côn)

b) Ngắt PTO

c) Tắt máy và nhả côn.

d) Đóng cửa nạp của gàu nạp.

3.      Nguyên tắc an toàn và chú ý

3.1.           Chuẩn  bị trước khi vận hành

Chuẩn bi và kiểm tra không chỉ dựa trên những yêu cầu trong hướng dẫn sử dụng sát xi xe mà còn phải kiểm tra những mục sau:

a, Mức dầu thủy lực trong bình chứa vẫn trong giới hạn cho phép.

b, Kiểm tra các mối liên kết và các phần của hệ thống thủy lực xem có bị nứt, vỡ không.

c, P.T.O phải luông trong điều kiện tốt nhất.

d, Tất cả các nút ấn, công tắc và những thiết bị điều khiển bằng tay phải trong điều kiện tốt.

e, Tất cả các bộ phận hoạt động phải trong điều kiện tốt và những chỗ liên kết phải gắn khít.

3.2.   Trong quá trình vận hành

Chuẩn bi và kiểm tra không chỉ dựa trên những yêu cầu trong hướng dẫn sử dụng sát xi xe mà còn phải kiểm tra những mục sau:

a, Quá trình vận hành phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy tắc, người lái xe và công nhân cần phải luôn có sự liên hệ với nhau.

b, Trong khi nâng thùng rác, không được để chân hay người vào trong gầu rác.

c, Rác bị kẹt ở bên trên của phễu hay khi đang kiểm tra và đang bảo trì phễu là không thể tránh khỏi, khi ấy, cần phải kéo chốt an toàn (Safe Stick) xuống và  phễu cần phải đưa xuống một chút để nó gác lên chốt an toàn (Safe Stick) để đảm bảo nó không bị đẩy ra gây ảnh hưởng đến phương tiện. Khi đưa xuống, cần phải đứng tránh về bên phải.

d, Trong khi nâng hoặc hạ phễu, phải đảm bảo là không có người hay vật gì ở xung quanh và không được di chuyển xe.

e, Trước khi nâng phễu, phải đảm bảo là không có rác thải ở bên trong.

f, Sau khi chứa rác, trong quá trình lái xe, phải chắc chắn không còn rác ở trong phễu (hình 10)

g, Khi vận hành một trong các việc sau (nâng, hạ, đẩy và xả) hoàn thành, hãy nới lỏng tay điều khiển, không được ấn trong thời gian dài.

h, Trong khi tải, hãy ép chất thải vào sâu trong phễu, đảm bảo không có chất thải bị kẹt ở lối vào và chất thải không  bị bay ra xung quanh. Không được ở trong phễu hoặc đặt chân lên phễu trong quá trình ép rác.

i, Rác thải phải được phân phối đối xứng và không được quá nhiều so với sức chứa. Không cho các chất thải có chứa bê tông cốt thép, máy móc như khối sắt và các chất thải không thể nén được khác (ví dụ như máy khâu, động cơ , v.v…)

j, Trong quá trình vận chuyển, các thiết bị súng tự động có thể đẩy nhanh tốc độ của động cơ. Vì vậy, không được đạp tăng ga, nếu không nó sẽ làm hỏng máy bơm và PTO.

k, Khi xe chứa đầy rác, van chống tràn sẽ làm việc, do đó lúc này phải dừng việc chất rác thải lên xe. Không được chở quá tải.

l, Trong khi ép rác, mâm đẩy bị vỡ, hãy dừng ngay lại việc ép rác, không vận hành cho đến khi sửa xong.

m, Hãy để chiều cao của phễu trong khi nâng để tránh gây hư hỏng cho xe và các phương tiện khác, phải đảm bảo rằng không có ai cũng như vật gì ở giữa và xung quanh người và phễu.

n, Không được chở các chất nguy hiểm.

3.3.           Sau khi vận hành

Không chỉ kiểm tra những vấn đề mà hướng dẫn sử dụng xe mà còn phải kiểm tra những mục sau:

a, Xem có những hiểm nguy nào ảnh hưởng đến các bộ phận vận hành của xe.

b, Rác thải bên trong thùng chứa và trong phễu và đằng sau mâm đẩy phải được vệ sinh sạch sẽ.

c. Kiểm tra đảm bảo không có rác thải trong thùng chứa rác.

3.4.  Sử dụng chốt an toàn trong quá trình nâng phễu

Vì phễu chỉ được mở để vệ sinh, kiểm tra hay sửa chữa vì thế cần phải sử dụng chốt an toàn để tránh nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra và sửa chữa, không được đứng dưới phễu.

Sử dụng chốt an toàn: Sau khi ấn chốt an toàn, phải đảm bảo chốt có thể xoay vòng được. Khi sử dụng hai bên chốt phải được đặt xuống cùng một lúc. Giữ một khoảng cách khoảng 2-10 cm giữa mặt trước của chốt và phễu (Hình.11). Xin vui lòng không đặt phễu trực tiếp vào chốt an toàn, tránh cho chốt an toàn phải chịu lực quá lớn.

3.5.    Khi động cơ làm việc, vì lý do an toàn, không được ai đi vào giữa xe và phễu, trong trường hợp phải vệ sinh, kiểm tra hay sửa chữa, hãy dừng động cơ lại, rút chìa khóa ra và giữ chìa khóa khi đi vào.

4.      Bảo trì

4.1.           Hãy vệ sinh xe một cách nghiêm túc.

Sau mỗi ngày làm việc, nếu vẫn để chất thải dính vào các góc của xe và phễu, nó sẽ bị thối rữa. Công việc vệ sinh xe cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ đầu đến cuối, nhất là những chỗ hốc, góc, cạnh,…phải đảm bảo không có rác thải, cát ở bề mặt kín giữa xe và phễu nếu không nó sẽ làm hỏng zoăng và làm cho chất thải bị thấm ra ngoài.

4.2.           Điều chỉnh bộ phận khóa

Bộ phận khóa được gắn cố định ở thân xe và nó có vai trò rất quan trọng, phải kiểm tra các lỗ khóa xem các móc đã gắn chặt vào các hốc khóa hay chưa, xem chúng có bị cong vênh hay bị mài mòn hay không.

4.3.           Thay dầu thủy lực 6 tháng một lần, vào mùa hè, sử dụng dầu có ký hiệu YB-N46, vào mùa đông sử dụng dầu có ký hiệu YB-N32. Phải đảm bảo đúng loại dầu hoặc không ít hơn 30 µm.

Chú ý: Phải sử dụng cùng loại dầu thủy lực, không được trộn lẫn.

4.4.           Thay cao su áp lực cao mỗi năm một lần hoặc nếu thấy nó bị hỏng.

4.5.           Dầu bôi trơn

Hằng tuần, sử dụng dầu mỡ bôi trơn đúng loại và đúng vị trí xem hình 13, nhãn hiệu dầu bôi trơn là No1 calcium grease GB491-87.

5.      Thay thế thiết  bị (xem  bảng dưới đây)

Mỗi lần thay thế phải đảm bảo sự an toàn và phải theo định kỳ và người sử dụng xe có thể tự làm được do đó có thể cát giảm được chi phí.

Tên

Thời gian thay

Tên

Thời gian thay

Dây và cáp điện

2 năm

Cầu chì, rơ-le

1 năm

Van điều áp

2 năm

Đĩa dẫn hướng

1 năm

Ống mềm chân không

2 năm

Các thiết bị bịt ở bộ phận thủy lực

1 năm

Dầu lái

2 năm

Tất cả phần bịt

1 năm

Vòng bi, bạc

2 năm

Guide pad

1 năm

Thanh dẫn hướng

2 năm

Dầu thủy lực

6 tháng

Ống cao su thủy lực

1 năm

Dầu hồi (thay thế vào buổi sáng sớm và kiểm tra cứ 6 tháng 1 lần)

·        Chú ý: Tất cả ngày trên chỉ là số liệu để tham khảo, tùy thuộc vào tình trạng hoạt động cụ thể của máy mà sẽ c&am

VIDEO GIỚI THIỆU CÔNG TY

THÔNG TIN SHOWROOM

 

THÔNG TIN NGÂN HÀNG

Số tài khoản: 202 1100 287 007 Tại Ngân Hàng Quân Đội
Số tài khoản: 3151 0000 802 194 Tại Nh Tm Cp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Phú Nhuận (Bidv )

Điện thoại : 18002017
Tư vấn bán hàng: 0909 039 481
Tư vấn kỹ thuật 24/7: 0904 862 863
Cung cấp phụ tùng - phụ kiện: 0903 492 924
Email: anhototai@gmail.com
Địa điểm bảo hành - bảo dưỡng- sửa chữa: