Top 10 các biển báo giao thông nên biết và quy định liên quan

Các biển báo giao thông đều sẽ có những ý nghĩa, cách thức nhận biết và chấp hành riêng. Để hiểu rõ hơn về top các biển báo này, chúng ta hãy cùng ô tô An Sương đi khám phá thêm qua bài viết bên dưới nhé!

 

Biển báo giao thông đường bộ và cách nhận biết

Biển báo giao thông đường bộ và cách nhận biết

 

Thông tin chung về biển báo giao thông

 

Biển báo giao thông - biển cảnh báo, thông báo cho người di chuyển trên đường bộ, bắt buộc chấp hành theo hiệu lệnh. Các biển báo thường xuất hiện nhiều như: cảnh báo, biển cấm, vạch kẻ đường, rào chắn,...

Mỗi biển báo giao thông đều sẽ có cách nhận biết và chấp hành riêng. Tuỳ vào từng cung đường di chuyển, các biển báo sẽ xuất hiện phù hợp, bắt buộc người điều khiển phương tiện phải chấp hành đúng quy định. Trường hợp vi phạm sẽ bị chịu xử phạt nghiêm.

 

Tổng quan chung về các biển báo giao thông

Tổng quan chung về các biển báo giao thông

 

Vị trí đặt biển báo giao thông ở đâu?


Biển báo giao thông xuất hiện nhiều trên các tuyến đường lớn, đông dân cư. Biển được đặt ở vị trí dễ nhìn và dễ nhận diện nhất. Vị trí đặt phù hợp, chính xác giúp người tham gia lưu thông chấp hành đúng yêu cầu, quy định.

Hầu hết các biển báo giao thông đường bộ được đặt thẳng đứng, cùng chiều với hướng di chuyển. Biển được đặt ngay bên phải cung đường xe đang chạy hoặc các điểm giao nhau giữa các làn đường.

 

Đặt biển báo ở các vị trí thích hợp

Đặt biển báo ở các vị trí thích hợp


Ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ


Tất cả các biển báo giao thông được phân chia thành nhiều nhóm với các ý nghĩa khác nhau theo tiêu chuẩn QCVN 41:2019/BGTV, bao gồm:

  • Biển báo cấm: Chỉ ra những điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
  • Biển hiệu lệnh: Đây là những biển báo giao thông cung cấp thông tin về các quy định bắt buộc mà người lái xe phải tuân theo khi tham gia giao thông.
  • Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về các nguy hiểm hoặc tình huống cần chú ý trên đường để giúp họ phòng ngừa tai nạn.
  • Biển chỉ dẫn: Chỉ dẫn hướng đi hoặc cung cấp thông tin cần thiết để giúp việc điều khiển phương tiện và giao thông trên đường được thuận lợi và an toàn.
  • Biển phụ, biển chữ: Dùng để giải thích hoặc bổ sung thông tin cho các loại biển báo khác.

 

Các ý nghĩa riêng của biển báo

Các ý nghĩa riêng của biển báo


Tổng hợp tất cả các biển báo giao thông đường bộ mà bạn nên biết

 

Hệ thống biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn và sự thông thoáng trên mọi tuyến đường. Dưới đây là tổng hợp các biển báo giao thông mà bạn nên biết để chấp hành đúng luật đường bộ.

 

Biển báo cấm

 

Biển báo cấm là top các biển báo giao thông cần nhớ. Bảng biển này thường có viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen để chỉ rõ điều cấm hoặc hạn chế sự di chuyển của người đi bộ, phương tiện thô sơ và xe cơ giới. Biển cấm áp dụng cho tất cả các làn đường và các phương tiện di chuyển.

Hiện nay, có tổng cộng 39 kiểu biển báo cấm, được đánh số từ 101 đến 139 theo Quy chuẩn số 41. Khi tham gia giao thông, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định được ghi trên biển báo.

 

Tổng hợp các biển báo cấm

Tổng hợp các biển báo cấm

 

Biển báo nguy hiểm


Một số biển báo giao thông như biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, chữ đen,... giúp bạn nhận diện và tránh các nguy hiểm khi lưu thông trên đường. Nhóm biển báo này gồm 47 kiểu khác nhau, được đánh số từ 201 - 247.

 

Tổng hợp các biển báo nguy hiểm

Tổng hợp các biển báo nguy hiểm

 


Biển hiệu lệnh


Biển báo giao thông hiệu lệnh có hình tròn, nền xanh và hình vẽ màu trắng. Bảng biển này dùng để chỉ dẫn các lệnh mà người tham gia giao thông cần phải thực hiện, như: rẽ trái, đi thẳng, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu, hoặc đường dành cho người đi bộ. Cũng giống như biển cấm, bạn cần tuân thủ các lệnh trên biển hiệu khi điều khiển giao thông trên đường bộ.

 

Các biển báo hiệu lệnh

Các biển báo hiệu lệnh

 

Biển chỉ dẫn


Một số biển báo an toàn giao thông như biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc chữ nhật, với nền xanh và hình vẽ màu trắng. Biển báo giúp chỉ đường hoặc cung cấp thông tin cần thiết, giúp bạn biết rõ hướng đi và các điều cần lưu ý. Từ đó làm cho việc điều khiển giao thông trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

 

Cung cấp thông tin về biển báo chỉ dẫn

Cung cấp thông tin về biển báo chỉ dẫn

 

Biển báo phụ


Biển báo phụ có hình vuông hoặc chữ nhật, nền trắng, viền và hình vẽ màu đen. Những biển này thường được đặt dưới biển báo chính để giải thích thêm hoặc cung cấp thông tin chi tiết. Biển phụ thường đi kèm với các biển báo cấm, biển cảnh báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

 

tất cả biển báo phụ giao thông

Tất cả biển báo phụ giao thông

 

Vạch kẻ đường

 

Vạch kẻ đường là một loại biển báo giao thông quan trọng, giúp điều hướng và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

 

những biển báo giao thông về vạch kẻ đường

những biển báo giao thông về vạch kẻ đường

 

Biển báo trên đường cao tốc

 

Đường cao tốc chỉ dành cho xe cơ giới di chuyển với tốc độ cao, có dải phân cách chia làn đường cho xe đi theo hai chiều riêng biệt và không giao cắt với các đường khác. Khi lưu thông trên đường cao tốc, bạn sẽ nhận thấy hệ thống biển báo giao thông ở đây có nhiều điểm khác biệt so với các biển báo trên đường phố thông thường.

 

một số biển báo giao thông trên đường cao tốc

Một số biển báo giao thông trên đường cao tốc

 

Xem thêm: kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường cao tốc

 

Biển báo tốc độ


Một số biển báo giao thông đường bộ phổ biến, không thể không nhắc đến là biển báo tốc độ. Biển này được chia thành các loại cơ bản như:

  • Biển P.127: Tốc độ tối đa cho phép.
  • Biển P.127a: Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm.
  • Biển P.127a được đặt sau biển R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.
  • Biển P.127b: Tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường.
  • Biển P.127c: Tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện và trên từng làn đường.
  • Biển R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép.
  • Biển R.306 thông báo tốc độ tối thiểu mà các phương tiện cơ giới phải duy trì khi di chuyển trên đường.

 

biển báo an toàn giao thông về tốc độ

Biển báo an toàn giao thông về tốc độ

 

Biển báo cấm vượt và biển hết cấm vượt


Biển báo giao thông cấm vượt và hết cấm vượt thường xuất hiện trên nhiều đoạn đường giao thông khác nhau. Sau đây là một số các biển báo thông dụng nhất:

  • Biển P.125 - biển báo cấm vượt có viền đỏ và nền trắng, với hình ảnh hai chiếc ô tô (một chiếc màu đen và một chiếc màu đỏ) đặt cạnh nhau. Biển này cấm tất cả các phương tiện cơ giới vượt nhau trên đoạn đường có biển.
  • Biển P.126 có viền đỏ, nền trắng, với hình ảnh một chiếc xe tải màu đỏ và một chiếc ô tô con màu đen. Biển này cấm các xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn vượt xe cơ giới khác.

 

các biển báo giao thông cấm vượt

các biển báo giao thông cấm vượt

 


Biển báo ra vào khu vực đông dân cư


Ngoài các biển báo cấm, lưu ý ở trên thì biển báo ra vào ở khu vực đông dân cũ cũng được quan tâm nhiều trong những ngày gần đây. Mẫu biển báo được chia làm hai loại chính là biển R.420 và R.421.

  • Biển R.420 với nền xanh và hình vẽ trắng, có tên đầy đủ là "Bắt đầu khu đông dân cư". Biển này thông báo cho người tham gia giao thông biết rằng họ đang vào khu vực đông dân cư và cần tuân thủ các quy định giao thông đặc biệt trong khu vực đó.
  • Biển R.421 "Hết khu đông dân cư" thông báo rằng bạn đã ra khỏi khu vực đông dân cư và các quy định đặc biệt của khu vực này không còn áp dụng nữa.

 

các biển báo giao thông đường bộ trong khu dân cư

Các biển báo giao thông đường bộ trong khu dân cư

 

Cách nhận biết các biển báo giao thông qua hình dáng dễ nhớ


Mỗi biển báo giao thông sẽ có các hình dạng và đặc thù riêng, bạn có thể dựa vào những điểm khác biệt này để nhận biết chúng:

 

Tên biển báo

Hình dạng

Điểm nổi bật

Biển báo hình tròn

Hình tròn

Viền đỏ, nền trắng hoặc xanh.

Biển hiệu lệnh

Hình tròn

Nền xanh, hình vẽ màu trắng là các biển báo hiệu lệnh, 

Biển nguy hiểm và cảnh giác

Hình tam giác

Viền đỏ, nền trắng

Biển báo chỉ dẫn và biển báo phụ

Hình vuông

Nền xanh hoặc trắng

Biển báo hiệu lệnh

Hình chữ nhật

Nền xanh, hình vẽ và chữ trắng.

Biển báo chỉ dẫn

Hình chữ nhật

Nền màu xanh (xanh dương, xanh lam hoặc xanh lá cây), hình vẽ và chữ viết bên trong màu trắng.

Biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”

Hình thoi

Nền màu vàng, có chữ hoặc ký hiệu rõ ràng

Biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”

Hình thoi

Nền màu vàng, có chữ hoặc ký hiệu rõ ràng

Biển báo R.122 “Dừng lại”

Hình lục giác đều

Nền đỏ, chữ “STOP” màu trắng.

 

Nhận biết biển báo qua hình dáng

Nhận biết biển báo qua hình dáng

 

Các xử phạt nghiêm trọng khi không tuân thủ biển báo giao thông đường bộ


Nếu không tuân thủ chỉ dẫn của biển báo giao thông, khi tham gia di chuyển bạn sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

 

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

 

 

Xử phạt vi phạm biển báo giao thông

Xử phạt vi phạm biển báo giao thông


Ai có quyền hạn đặt các loại biển báo giao thông trên đường bộ


Biển báo giao thông được các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng địa phương đặt trên đường bộ. Giúp việc di chuyển và điều khiển phương tiện lưu thông trở nên dễ dàng, hạn chế các tai nạn xấu xảy ra.

 

Những người có quyền đặt biển báo tại các vị trí thích hợp

Những người có quyền đặt biển báo tại các vị trí thích hợp

 

Việc tuân thủ các biển báo giao thông không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho bạn mà còn cho mọi người xung quanh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin và ý nghĩa về biển báo giao thông là điều không thể thiếu.

Ngoài ra, khi tham gia lưu thông, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp các phương tiện di chuyển tốt, uy tín thì hãy đến Ô tô An Sương. Với những mẫu xe tải đa dạng, chất lượng vượt trội và dịch vụ hậu mãi thu hút, Ô tô An Sương sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

 

Các bài viết liên quan đến Luật giao thông

 

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan