Các biển báo nguy hiểm và các thông tin quan trọng về xử phạt
Biển báo nguy hiểm có vai trò quan trọng khi tham gia giao thông. Mẫu bảng báo đều sẽ có những hình dáng và cách chấp hành riêng. Để có thể hiểu rõ hơn về biển báo nguy hiểm và các hình thức xử phạt liên quan, bạn hãy cùng ô tô An Sương khám phá qua nội dung bên dưới nhé!
Tìm hiểu thông tin về biển báo nguy hiểm để chấp hành đúng luật giao thông
Thông tin chung về biển báo nguy hiểm là gì?
Biển báo nguy hiểm giúp người tham gia giao thông nhận biết các vật cản hay những chú ý trên đoạn đường phía trước. Biển báo nguy hiểm được chia thành 5 loại bảng biển chính: Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển chỉ dẫn và biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo nguy hiểm là gì?
Hình dạng cơ bản của các biển cảnh báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm xuất hiện nhiều trên các tuyến đường lớn, nhỏ và những khu vực tập trung đông dân cư. Biển có thiết kế hình tam giác đều với màu sắc dễ nhận diện:
- Viền màu đỏ, nền màu vàng.
- Hình vẽ màu đen được sử dụng để minh họa nội dung hoặc tình huống cần cảnh báo.
Biển báo nguy hiểm có màu vàng đỏ đặc trưng
Top các nhóm biển báo cảnh báo giao thông
Để chấp hành luật đúng quy định, việc tìm hiểu chi tiết về các nhóm biển cảnh báo giao thông là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là top các biển báo nguy hiểm mà bạn nên biết:
Số hiệu biển báo |
Ý nghĩa |
Hình ảnh |
W.201 (a,b,c,d) |
Cảnh báo đoạn đường có khúc cua nguy hiểm. |
|
W.202(a,b) |
Đường có nhiều khúc cua liên tục, cần chú ý giảm tốc độ. |
|
W.203 (a,b,c) |
Đường hẹp dần, cần cẩn trọng. |
|
W.204 |
Thông báo đoạn đường xe đi theo hai chiều ngược nhau. |
|
W.205 (a,b,c,d,e) |
Cảnh báo đoạn đường giao nhau phía trước. |
|
W.206 |
Có vòng xuyến, các xe phải đi theo chiều mũi tên quy định. |
|
W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) |
Thông báo giao với đường nhánh không ưu tiên. |
|
W.208 |
Cảnh báo giao cắt với đường chính ưu tiên. |
|
W.209 |
Báo hiệu đoạn đường có đèn giao thông phía trước. |
|
W.210 |
Đường giao cắt với đường sắt có barie chặn. |
|
W.211 |
Đường giao với đường sắt không có barie. |
|
W.212 |
Báo hiệu cầu có chiều rộng phần đường xe chạy bằng hoặc nhỏ hơn 4,5m. |
|
W.213 |
Báo hiệu cầu được xây dựng tạm thời, cho phép phương tiện lưu thông qua lại. |
|
W.214 |
Biển nguy hiểm chỉ các loại cầu có khả năng xoay hoặc cất lên để cho phép các phương tiện, tàu thuyền hoặc các loại phương tiện khác đi qua. |
|
W.216 |
Nhóm biển báo nguy hiểm, chỉ sự hiện diện của một đường hầm hoặc đường ngầm dành cho các phương tiện giao thông di chuyển dưới lòng đất. |
|
W.217 |
Biển báo này chỉ ra rằng phía trước có bến phà, nơi các phương tiện có thể di chuyển qua lại giữa hai bờ sông, hồ hoặc các đoạn đường nước. |
|
W.218 |
Biển báo này cảnh báo về sự xuất hiện của một cửa chui (hoặc đường hầm nhỏ. |
|
W.219 |
Đoạn đường dốc xuống, cần giảm tốc độ. |
|
W.220 |
Cảnh báo đoạn đường dốc lên cao phía trước. |
|
W.221 (a,b) |
Biển báo nguy hiểm về đoạn đường không bằng phẳng phía trước. |
|
W.222 |
Biển báo nguy hiểm về đoạn đường trơn phía trước. |
|
W.223 |
Báo hiệu đoạn đường có vách núi nguy hiểm bên cạnh. |
|
W.224 |
Cảnh báo cho người tham gia giao thông biết rằng phía trước có lối đi cho người đi bộ cắt ngang đường. |
|
W.228 |
Cảnh báo nguy cơ đá rơi từ vách núi xuống đường. |
|
W.230 |
Biển báo này cảnh báo về sự hiện diện của gia súc (như bò, cừu, ngựa, dê, v.v.) có thể đi qua hoặc cắt ngang đường. |
|
W.233 |
Biển báo này cảnh báo về nguy hiểm khác mà người tham gia giao thông có thể gặp phải trên đoạn đường phía trước. |
|
W.234 |
Báo hiệu đoạn giao nhau với đường xe chạy hai chiều. |
|
W.235 |
Biển báo này chỉ ra rằng đoạn đường phía trước có đường đôi, tức là một phần đường cho mỗi chiều đi riêng biệt, với các phương tiện đi theo hai chiều đối diện nhau. |
|
W.236 |
Biển báo này thông báo rằng đường đôi đã kết thúc. |
|
W.238 |
Biển báo này chỉ ra rằng phía trước có đường cao tốc, nơi phương tiện có thể di chuyển với tốc độ cao hơn và thường có các quy định giao thông đặc biệt. |
|
W.239 |
Biển báo nguy hiểm này cảnh báo về sự hiện diện của đường cáp điện phía trước, có thể là đường dây điện hoặc các cột điện kéo ngang qua mặt đường. |
|
W.241 |
Cảnh báo về khu vực dân cư nông thôn hoặc các khu vực có người sinh sống. |
|
W.244 |
Đoạn đường dễ gây tai nạn, yêu cầu lái xe thận trọng. |
|
W.245 |
Cảnh báo cần giảm tốc độ để đảm bảo an toàn. |
|
W.246 (a,b,c) |
Có chướng ngại vật phía trước, cần quan sát và di chuyển theo chỉ dẫn mũi tên trên biển báo. |
|
Lưu ý khi gặp các biển báo nguy hiểm giao thông cho tài xế
Khi di chuyển trên đường, nếu tài xế vô tình nhìn thấy các biển báo nguy hiểm, bạn nên lưu ý đến những điểm sau:
- Giảm tốc độ: Hãy giảm tốc và duy trì tốc độ an toàn khi tiếp cận khu vực có biển báo.
- Quan sát kỹ: Chú ý hình vẽ trên biển báo để hiểu rõ về thông báo nguy hiểm sắp tới trên tuyến đường. Từ đây đưa ra các biện pháp đề phòng và xử lý kịp thời.
- Chuẩn bị tâm lý tốt: Điều chỉnh hướng lái, nhường đường hoặc sẵn sàng dừng xe nếu cần.
Nên giảm tốc độ và quan sát xung quanh khi gặp biển báo nguy hiểm
Hình thức xử phạt khi vi phạm, không tuân thủ các biển báo giao thông nguy hiểm
Các biển báo nguy hiểm, biển báo cảnh báo sẽ có hiệu lực đối với tất cả làn đường trong chiều xe chạy. Bảng biển nhắc nhở người tham gia giao thông cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Nếu vi phạm, bạn có thể bị xử phạt theo từng mức độ vi phạm riêng:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn, người tham gia giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Xử phạt nghiêm cho các trường hợp vi phạm biển báo nguy hiểm
Câu hỏi thường gặp về biển báo giao thông nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là một trong những biển cảnh báo quan trọng, được quan tâm nhiều khi di chuyển trên đường. Sau đây là một số các câu hỏi liên quan, thường gặp về biển báo này, bạn có thể tham khảo thêm:
Biển báo nguy hiểm có hiệu lực khi nào?
Biển báo nguy hiểm sẽ có hiệu lực ngay tại vị trí xuất hiện biển. Tuy nhiên, thông thường biển báo sẽ được lắp đặt cách khu vực nguy hiểm một khoảng nhất định từ 50m đến 150m trong khu vực đông dân cư và từ 150m đến 250m ở các khu vực khác. Biển báo này xuất hiện giúp tài xế có thời gian chuẩn bị và điều chỉnh tốc độ, hướng đi phù hợp cho lộ trình của mình.
Vị trí xuất hiện biển báo nguy hiểm trên các tuyến đường
Biển báo nguy hiểm giao thông thường có hình gì?
Biển báo nguy hiểm ở Việt Nam có đặc điểm chung dễ nhận biết như: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ và có những biểu tượng hình vẽ đen ở giữa. Chúng thông báo cho người di chuyển về các vật cản và những lưu ý phía trước, giúp hạn chế các tình huống xấu khi di chuyển trên đường.
Biển báo nguy hiểm thường có hình tam giác và màu vàng nổi bật
Biển báo nguy hiểm được đặt ở đâu?
Biển báo nguy hiểm được đặt ở những vị trí dễ nhìn và dễ quan sát như các nút giao, trên giao lộ có đèn tín hiệu,.... Điều này giúp người tham gia giao thông có thể nhận biết được những nguy hiểm phía trước và nhanh chóng có những biện pháp xử lý.
Biển báo cảnh báo xuất hiện ở các khu vực dễ nhận biết
Trên đây ô tô An Sương đã gửi đến bạn các biển báo nguy hiểm trên đường bộ. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về các loại biển này cũng như cách nhận biết chúng, hạn chế vi phạm và bị xử phạt. Ngoài ra, nếu bạn muốn cập nhật thêm các thông tin liên quan đến luật giao thông hay đang tìm địa chỉ cung cấp xe khách, xe tải, xe van, xe đầu kéo,... tốt với chi phí rẻ để di chuyển thì hãy liên hệ đến ô tô An Sương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn tìm kiếm những giải pháp giao thông an toàn nhất.
Các bài viết liên quan đến Luật giao thông
- Các loại biển báo hiệu lệnh
- Các loại biển báo cấm
- Các biển báo cấm xe khách 16 chỗ
- Các biển cấm dừng đỗ xe
- Các biển báo cấm xe tải