Đề nghị tạm giữ biển số xe vi phạm thay vì giữ xe

Ông Lê Văn Nưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết vừa ký văn bản đề xuất Chính phủ tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ xe môtô, gắn máy do vi phạm quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ.

Đề nghị tạm giữ biển số xe vi phạm thay vì giữ xe

Lãnh đạo tỉnh An Giang cho rằng có phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ có giá trị thấp nhưng hành vi vi phạm có mức phạt cao nên người vi phạm sẵn sàng bỏ xe - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 11-1, ông Lê Văn Nưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết vừa ký văn bản đề xuất Chính phủ tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ xe môtô, gắn máy do vi phạm quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ.

"Tôi đã ký văn bản và giao văn phòng gửi trình Chính phủ nghiên cứu. Bởi thực tế nhiều nơi tạm giữ xe ở An Giang quá tải trong thời gian dài gây ra hư hao tài sản xã hội rất lớn. Cần nghiên cứu giải pháp khác mà xử phạt hiệu quả, tránh lãng phí" - ông Nưng nói.

Nhà tài trợ

XE SIAM TRUCK 990KG  BAO TRỌN GÓI CÁC LOẠI PHÍ ĐĂNG KÝ XE VÀ THÙNG XE

Theo văn bản của UBND tỉnh An Giang, tính đến tháng 9-2019 toàn tỉnh đang tạm giữ 8.193 phương tiện gồm ôtô, môtô và xe gắn máy các loại.

Trong đó, đủ điều kiện trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp trên 5.000 xe; số còn lại phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và đấu giá hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, số lượng xe vi phạm bị tạm giữ còn tồn đọng nhiều do quá trình xử lý các phương tiện vi phạm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như hồ sơ tịch thu phương tiện vi phạm theo Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành phải mất khá nhiều thời gian, 3 - 4 tháng.

Cụ thể, phải mời người vi phạm đến giải quyết; thông báo cho chủ phương tiện hoặc người sở hữu hợp pháp; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người đứng tên chủ sở hữu phương tiện; tiến hành giám định số khung, số máy; lập hội đồng định giá tài sản; ra quyết định tịch thu.

Từ đó, dẫn đến các xe bị tạm giữ dễ phát sinh hư hỏng, gây lãng phí tài sản xã hội.

Nguyên nhân xe tạm giữ còn tồn đọng nhiều do một số hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ có mức phạt tiền cao hơn giá trị thực tế phương tiện bị tạm giữ nên người vi phạm không đến xử lý hoặc không đến nhận quyết định xử phạt, bỏ xe.

Các trường hợp vi phạm trên các lĩnh vực kinh tế, chủ yếu phương tiện dùng để vận chuyển hàng cấm có mức phạt tiền cao hơn nhiều so với các phương tiện bị tạm giữ nên người vi phạm không đến nhận quyết định xử phạt.

"UBND tỉnh An Giang đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành quy định cho phép các lực lượng chức năng tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ xe/phương tiện như hiện nay" - văn bản nêu.

Theo tuoitre

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan