Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao an toàn

Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao khá khó, kể cả những tài xế lái xe lâu năm chưa chắc đã vững tay và đảm bảo an toàn. Qua bài viết, Ô Tô An Sương sẽ hướng dẫn chi tiết cách lái xe lên dốc và xuống dốc cao đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho cả xe ô tô số sàn và xe ô tô số tự động.

 

Hình: Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao

Hình: Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao

 

 

Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao cho xe ô tô số sàn

Xe số sàn là dòng xe ô tô khá phổ biến trên thị trường. Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao cho xe số sàn sẽ được hướng dẫn cụ thể dưới đây.

 

Cách lái xe lên dốc bằng xe ô tô số sàn


Đối với xe số sàn, cách lái xe lên dốc an toàn sẽ qua 5 bước sau:

 

Bước 1: Tăng ga từ từ khi đến gần chân dốc

Khi xe sắp đến gần chân dốc, tài xế tăng nhẹ ga từ từ để tăng tốc độ, tạo đà cho xe leo dốc dễ dàng hơn. Khi tăng ga, vẫn phải chú ý giữ tốc độ an toàn, không tăng ga đột ngột và duy trì khoảng cách an toàn với những phương tiện khác.

 

Bước 2: Đạp chân côn và chuyển sang số thấp

Khi xe đã đến chân dốc, tài xế giảm nhẹ ga, đạp chân côn và chuyển hộp số sang số thấp hơn. Lưu ý, tốc độ của xe và vòng tua máy phải phù hợp với số định chuyển, xe ở số thấp thì vòng tua máy sẽ giảm nên tài xế cần canh vòng tua máy phù với với tốc độ xe, cụ thể:

  • Số 3, vòng tua máy trong khoảng 3000 - 4000 vòng/ phút, vận tốc từ 45 – 60km/h.
  • Số 2, vòng tua máy trong khoảng 2000 - 3000 vòng/ phút, vận tốc từ 30 – 45km/h.
  • Số 1, vận tốc từ 15 – 25km/h.

 

Bước 3: Nhả côn từ từ và đệm ga

Khi xe chuyển về số thấp, tài xế hãy nhả nhẹ chân côn từ từ và đệm chân ga. Vòng tua máy sẽ giảm nên tài xế cần đệm ga mạnh hơn để cân bằng được vòng tua máy và vận tốc di chuyển của xe.

 

Bước 4: Chuyển về số 1 hoặc số 2 khi đề pa ngang dốc

Tùy vào độ đứng của con dốc mà tài xế sẽ chuyển về số 1 hoặc số 2 để thực hiện leo dốc. Nếu con dốc có độ đứng càng cao thì tài xế nên chọn số càng thấp và ngược lại. Trong trường hợp con dốc khá bằng thì tài xế chỉ cần chọn số 3 để leo dốc. Khi đề pa để leo dốc đối với xe ô tô số sàn, tài xế hãy nhả ga, đạp côn mới chuyển sang số phù hợp. Sau đó nhả từ từ chân côn, đạp mạnh chân ga để xe lên dốc.

 

Bước 5: Đạp côn chuyển sang số thấp hơn nếu xe bị hụt ga

Trong khi leo dốc, nếu như nghe thấy xe kêu gầm gừ nhiều, có dấu hiệu hụt ga thì đồng nghĩa rằng số xe tài xế đang chọn không có đủ lực kéo. Xử lý tình huống này, tài xế hãy nhanh đạp côn rồi chuyển sang số thấp hơn, nhả côn và đệm mạnh chân ga để tránh ép xe và không xảy ra tình trạng xe bị nóng máy và chết giữa dốc gây nguy hiểm.

 

Hình: Kỹ thuật lái xe lên dốc cho xe số sàn

Hình: Kỹ thuật lái xe lên dốc cho xe số sàn

 

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe lên dốc cho ô tô số sàn và ô tô số tự động

 

Kỹ thuật đề pa ngang dốc cho xe ô tô số sàn


Trong kỹ thuật đề pa ngang dốc cho xe ô tô số sàn, có một số lưu ý sau mà tài xế cần nắm:

 

Sử dụng phanh tay

Tài xế có thể sử dụng phanh tay để không cần phải đạp phanh chân khi thực hiện kỹ thuật đề pa ngang dốc. Cách sử dụng phanh tay sẽ được thực hiện như sau: đạp côn, vào số, sau đó nhả côn từ từ và đệm ga.

Lưu ý: Nếu trong khi thực hiện nhả côn, nếu tài xế cảm thấy vô lăng và cần số có dấu hiệu bị rung thì có khả năng côn đã chạm nhau thì bạn hãy nhả phanh tay bởi lúc này xe đã được đệm sẵn ga nên đảm bảo xe không bị tuột xuống dù không đạp phanh chân.

 

Hình: Sử dụng phanh tay

Hình: Sử dụng phanh tay

Điều khiển phanh, ga bằng mũi chân và gót chân phải


Kỹ thuật này khá khó vì phải sử dụng cùng lúc mũi chân phải để đạp phanh và gót chân để đạp ga. Để thực hiện kỹ thuật này, đầu tiên bạn hãy đạp chân côn, vào số để khởi động như bình thường. Bước tiếp theo, đạp phanh chân bằng mũi chân, nhả phanh tay và đồng thời xoay gót chân phải sang bàn đạp ga. Khi nhả chân côn, gót chân đồng thời đệm ga. Cuối cùng, nhỏ mũi chân phải khỏi bàn đạp phanh để đạp ga lấy đà cho xe lên dốc.

 

Hình: Điều khiển phanh, ga bằng mũi chân và gót chân phải

Hình: Điều khiển phanh, ga bằng mũi chân và gót chân phải


Nhả phanh khi tới điểm côn


Kỹ thuật này khá khó và chỉ có những tài xế có nhiều kinh nghiệm mới có thể nhận biết được điểm côn. Đầu tiên, tài xế cũng cần phải đạp côn để vào số cho xe khởi động. Sau đó dùng chân trái để đập côn còn phân phải đạp phanh chân rồi mới nhả phanh tay. Bước tiếp theo, chân trái từ từ nhả côn để dò điểm côn. Khi thấy vô lăng và cần số rung lên thì chân phải nhả phanh và chuyển sang đệm ga. Sau đó, chân trái chậm chậm nhả hết chân côn kết hợp với chân phải đạp ga mạnh hơn để xe tiến leo dốc.

 

Hình: Nhả phanh khi tới điểm côn

Hình: Nhả phanh khi tới điểm côn


Cách lái xe xuống dốc bằng xe ô tô số sàn


Khi lái xe leo lên đến gần đỉnh dốc, bác tài nên chuyển xe sang số thấp hơn tùy theo từng con dốc. Chuyển về số càng thấp thì độ hãm của xe sẽ càng lớn và tốc độ di chuyển của xe sẽ chậm lại.

 

Hình: Cách lái xe xuống dốc cho xe ô tô số sàn

Hình: Cách lái xe xuống dốc cho xe ô tô số sàn

 

Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao cho xe ô tô số tự động


Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao đối với xe ô tô số tự động sẽ dễ hơn so với xe ô tô số sàn, cụ thể sẽ như sau.

 

Cách lái xe lên dốc bằng xe ô tô số tự động

 

Kỹ thuật lái xe lên dốc cho xe ô tô số tự động trải qua 3 bước:

 

Bước 1: Khởi động xe và cho cần số đến vị trí D

 

Bác tài sử dụng chân phải để điều khiển phanh và chân ga. Đầu tiên, hãy đạp phanh khởi động xe và di chuyển cần số đến vị trí D và không cần chuyển số. Với xe số tự động, khi tiến tới dốc, hộp số sẽ tự động chuyển sang số phù hợp để lên dốc.

 

Bước 2: Tăng tốc từ từ khi đến chân dốc


Khi xe ô tô tiến gần đến chân dốc, hãy tăng từ từ ga để tạo đà cho xe lên dốc dễ hơn. Lưu ý là chỉ nên tăng tốc từ từ, không tăng mạnh đột ngột.


Bước 3: Đạp ga để lên dốc


Tùy theo độ đứng của con dốc là tài xế cân nhắc về lực đạp ga phù hợp vì nếu đạp ga quá yếu thì xe sẽ không đủ lực để leo dốc, còn nếu đạp ga quá mạnh thì xe sẽ bị giật và phóng nhanh rất nguy hiểm khi leo dốc.

 

Lưu ý: nếu như dốc đứng, xe có trọng tải quá nặng, tài xế có thể chuyển về chế độ dùng số tay để kiểm soát tốt hơn tốc độ của xe khi leo dốc. Kỹ thuật này sẽ theo trình tự: giảm chân ga, chuyển xe về số thấp qua lẫy chuyển số trên vô lăng (-) hoặc cần số (chuyển về M-, L/L1 hoặc D3/D2/D1), dốc càng đứng thì nên chuyển số càng nhỏ để tạo lực kéo lớn cho xe.

 

Hình: Cách lái xe lên dốc xe ô tô số tự động

Hình: Cách lái xe lên dốc xe ô tô số tự động

 

 

Kỹ thuật đề pa ngang dốc cho xe ô tô số tự động


Tài xế vẫn sẽ đạp phanh và khởi động xe, sau đó nhả phanh tay và chuyển xe về vị trí D. Đồng thời nhả chân phanh và chuyển sang đạp ga để xe lên dốc từ từ. Đối với xe số tự động, hộp số thường sẽ hãm xe từ 2 - 3 giây nên khá nguy hiểm nếu chết máy đột ngột, xử lý tình huống này, bác tài chỉ cần nhả phanh và đạp xe là có thể leo dốc.

 

Hình: Đề pa ngang dốc xe ô tô số tự động

Hình: Đề pa ngang dốc xe ô tô số tự động


Cách lái xe xuống dốc bằng xe ô tô số tự động


Khi cho xe xuống dốc, bác tài nên chuyển qua chế độ sử dụng số tay để chủ động hơn trong việc kiểm soát tốc độ, hạn chế sử dụng phanh quá nhiều. Tùy vào độ đứng của từng con dốc, bác tài sẽ chọn số tay phù hợp, nếu dốc càng đứng thì chọn số càng thấp và ngược lại. Nếu như bạn đã chuyển số về số thấp nhưng tốc độ của xe khi xuống dốc vẫn nhanh, tài xế có thể rà phanh nhưng phải chuyển về số thấp hơn nữa.

 

Hình: Cách lái xe xuống dốc cho xe ô tô số tự động

Hình: Cách lái xe xuống dốc cho xe ô tô số tự động

 

Xem thêm: 13 Kỹ thuật lái xe ô tô cơ bản từ A-Z cần nắm rõ

 

Cách đỗ xe, dừng xe ô tô trên những đoạn đường dốc


Trong trường hợp khẩn cấp muốn đỗ xe, dừng xe trên đoạn đường dốc, tài xế cần lưu ý không được đỗ ở đoạn khúc dốc cua, đoạn đường hẹp hay những vị trí khuất tầm quan sát. Nên chọn vị trí dừng xe, đỗ xe ở càng xa đường xe chạy càng tốt.

  • Nếu dừng xe, đỗ xe ở dốc có vỉa hè, cần đỗ xe cách lề khoảng 20 – 30 cm. Tiếp theo, đánh lái vô lăng sang trái để cho bánh trước lùi hẳn lên bệ đường và không cần trả lái.
  • Nếu dừng xe, đỗ xe ở dốc không có vỉa hè, tài xế cần rê xe về vị trí đỗ xe song song với mép đường. Đánh lái sang bên phải để lốp xe hướng ra ngoài, bánh trước lăn vào trong lề để không bị tụt xuống.

Sau khi đã đỗ xe, đối với xe số tự động thì phanh tay, trả về số P và tắt máy. Còn đối với xe số sàn thì trả về số 1 và phanh tay. Nếu phải dừng xe trên dốc, bạn nên chèn thêm đá ở phía sau bánh xe để đảm bảo an toàn hơn.

 

Hình: Cách dừng, đỗ xe ô tô trên đường dốc

Hình: Cách dừng, đỗ xe ô tô trên đường dốc

 

Lưu ý khi áp dụng kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao


Khi áp dụng kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao trên, tài xế cần nắm vững thêm một số những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện tham gia lưu thông khác.

 

Lùi về số thấp khi xuống dốc

 

Khi xe xuống dốc sẽ phải chịu lực quán tính khá lớn nên tốc độ của xe sẽ tăng nhanh. Do đó, để đảm bảo an toàn thì tài xế nên chuyển về số thấp khi xe xuống dốc, giúp kiểm soát tốt về tốc độ của xe mà không cần phải sử dụng phanh quá nhiều, đồng thời cũng sẽ xử lý tốt hơn những tình huống bất ngờ xảy đến.

 

Hình: Lùi về số thấp khi xuống dốc

Hình: Lùi về số thấp khi xuống dốc


Chú ý khoảng cách, luôn giữ khoảng cách an toàn


Trong khi lái xe lên dốc và xuống dốc, chú ý luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện lưu thông khác ít nhất là 3m. Tuyệt đối không được bám đuôi xe vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm xảy đến khiến tài xế không kịp xử lý.

 

Hình: Giữ khoảng cách an toàn

Hình: Giữ khoảng cách an toàn

 

Nhường đường cho các xe lên dốc


Theo quy định của luật giao thông đường bộ, những phương tiện đang xuống dốc sẽ phải nhường đường cho những phương tiện đang lên dốc vì xe lên dốc cần nhiều đà, trong khi xe xuống dốc chỉ cần kiểm soát tốc độ.

 

Hình: Nhường đường cho xe đang leo dốc

Hình: Nhường đường cho xe đang leo dốc


Khi lên đến đỉnh dốc phải giảm tốc độ


Khi đã leo dốc lên tới đỉnh, tài xế nên chủ động giảm tốc độ và giảm ga để chuẩn bị xuống dốc. Phanh nhẹ và phanh từ từ để tránh gặp những tình huống nguy hiểm, đặc biệt là ở những con dốc có nhiều khúc cua, nhiều ngã rẽ.

 

Không vượt xe khi leo dốc


Khi đang ở đầu dốc, tuyệt đối không được vượt xe, đây cũng là quy định được ban hành trong luật giao thông đường bộ. Khi lái xe lên dốc, tầm quan sát sẽ bị hạn chế, không đảm bảo yếu tố an toàn để thực hiện hành vi vượt xe.

 

Hình: Không vượt xe khi leo dốc

Hình: Không vượt xe khi leo dốc


Không rà phanh


Khi xe xuống dốc, tuyệt đối không được rà phanh vì tác động của quán tính lớn sẽ gây áp lực lên hệ thống phanh. Nếu thực hiện việc rà phanh liên tục, phanh sẽ rất dễ bị nóng lên làm cho má phanh và đĩa phanh nhanh bị mòn.

 

Hình: Không rà phanh

Hình: Không rà phanh

 

Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi leo dốc


Khi xe lên dốc, tài xế nên tắt hết các thiết bị giải trí không cần thiết như loa, đèn cabin, điều hòa…để giảm bớt sự quá tải lên động cơ, tránh gây nóng máy. Đặc biệt là khi lái xe tải có tải trọng cao thì bạn càng cần phải ghi nhớ lưu ý này.

 

Qua bài viết, Ô Tô An Sương đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để không còn bị “ám ảnh” mỗi khi gặp những con dốc cao. Theo dõi Ô Tô An Sương để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm lái xe hữu ích.

 

 

Các bài biết viết liên quan đến lái xe an toàn

 

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan