[Xem ngay] Bằng lái hạng D chạy được xe gì?

Bằng lái hạng D chạy được xe gì? Hạn sử dụng bằng ô tô hạng D là bao lâu? Trường hợp đã hết giá trị sử dụng thì người có bằng có phải đóng phạt không? Tiền phạt là bao nhiêu? Để tìm hiểu về bằng hạng D, Ô tô An Sương sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những quy định mới nhất qua bài viết dưới đây.

 

Bằng lái xe hạng D chở được bao nhiêu tấn

Bằng lái xe hạng D chở được bao nhiêu tấn

 

Bằng lái xe hạng D được lái xe gì, tài xế cần nắm?


Các phương tiện bằng lái hạng D được điều khiển


Người sở hữu bằng lái ô tô hạng D được điều khiển nhiều phương tiện hơn bằng hạng B1, B2 hay C, FB2, FC. Theo khoản 9 Điều 16 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định được phép điều khiển tất cả các loại xe cho phép với bằng B1, B2, C và bổ sung thêm những phương tiện đối với bằng hạng D.

Cụ thể là:

  • Ô tô vận tải khách dưới 30 chỗ ngồi đã tính ghế của tài xế (trong đó từ 10 đến 30 chỗ quy định đối với bằng hạng D và dưới 9 chỗ ngồi đối với bằng hạng B1, B2). Bằng lái hạng D được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách.
  • Ô tô, ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng đạt trọng tải thiết kế trên và dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo có lắp kéo rơ moóc có trọng tải cho phép trên hoặc dưới 3.500 kg.

 Các phương tiện bằng lái hạng D được điều khiển

 Các phương tiện bằng lái hạng D được điều khiển

 

Xem thêm: 12 bằng lái ô tô nên biết

 

Điều kiện học và thi bằng ô tô hạng D

 

Thi bằng lái xe hạng D có điều khác biệt so với những hạng ô tô B1, B2 hay C ở điểm không thể thi trực tiếp. Thay vì tham gia đào tạo sau đó thi sát hạch để sở hữu bằng trực tiếp thì muốn có bằng hạng D phải tham gia nâng hạng từ từ. Tức là học viên có bằng hạng B nâng lên C sau đó lên D hoặc thi trực tiếp bằng lái hạng C và đổi lên D sau 3 đến 5 năm.

Vì thế, điều kiện đầu tiên khi tham gia học và thi bằng hạng D là có đủ điều kiện sức khỏe ổn định. Cơ thể không bị dị tật hay có tiền sử mắc các căn bệnh về thần kinh, tâm thần.

Tiếp đến, học viên phải đủ từ 24 tuổi trở lên và đã có bằng hạng C, đồng thời giam gia lái xe an toàn trong thời gian tối thiểu từ 3 đến 5 năm.

 

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng D

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng D

Hồ sơ đăng ký thi sát hạch bằng lái hạng D

 

Về hồ sơ cần chuẩn bị để tham gia học lái xe hạng D cần những giấy tờ sau:

 

  • Đơn đăng ký học và thi sát hạch bằng hạng D theo Sở Giao Thông quy định: 1 bản
  • Ảnh chân dung 3x4 (quy định nền xanh): 4 tấm
  • CCCD hoặc CMND bản sao, không cần công chứng: 1 bản
  • Bản sao bằng lái hạng C, cần mang theo bản gốc đối chứng: 1 bản
  • Giấy khám sức khỏe: 1 bản
  • Giấy khai thời gian lái xe và số km đã lái an toàn: 1 bản

 

Xem thêm: Hồ sơ thi bằng lái hạng E có khó không?

 

Thi bằng lái ô tô hạng D trong bao lâu?

 

Để có được giấy phép lái xe hạng D, thời gian đào tạo và yêu cầu cũng cao hơn bằng B1, B2 và C. Sau khi có được bằng lái xe hạng C, bạn sẽ phải tham gia khóa đào tạo bao gồm 192 giờ học. Trong đó có 48 giờ lý thuyết và 144 giờ tham gia thực hành. Thời gian dự kiến khoảng tầm 2 tháng nếu học viên tham gia đều đặn hàng tuần.

Chi phí phải bỏ ra để nâng bằng khoảng từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng tùy vào đơn vị người học lựa chọn theo học lái xe. Trong đó phí tham gia thi sát hạch trên sân khoảng 585.000 đồng và thuê xe chíp khoảng 450.000 đồng/ tiếng. Người học cũng cần tham gia khám sức khỏe tổng quát chi phí từ 500.000 đến 700.000 đồng để đủ điều kiện tham gia lái xe.

 

Thi bằng lái xe hạng D trong bao lâu

Thi bằng lái xe hạng D trong bao lâu

Xem thêm: Thời gian thi giấy phép lái xe hạng A2 bao lâu?

 

Hạn sử dụng bằng lái xe hạng D là bao lâu?

 

Theo quy định trong Thông tư 12/2021/TT-BGTVT đối với giá trị sử dụng của bằng lái xe ô tô hạng D. Thời hạn cho phép được ghi cụ thể trên giấy phép lái xe, có giá trị 5 năm, bắt đầu tính từ ngày được cấp phép. Thời hạn này cũng tương tự như các loại bằng hạng C, E, FB, FC, FD và FE.
Sau khi kết thúc thời gian này, người sở hữu bằng lái hạng D cần nộp đơn để xin gia hạn tiếp thời gian. Trường hợp học viên đủ điều kiện sức khỏe cũng như đủ tiêu chí thì sẽ được cấp phép sử dụng tiếp.

 

Thi bằng lái ô tô hạng D trong bao lâu?

Thi bằng lái ô tô hạng D trong bao lâu?

Xem thêm: Bằng lái xe máy hạng A1, A2,A3,A4 chi tiết

Lái xe hạng D hết hạn có bị đóng phạt không?


Quy định về thời hạn của bằng lái xe hạng D đã được đề cập trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP và mới nhất là tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Đối với những trường hợp người sở hữu bằng ô tô hạng D nhưng đã hết hạn thì sẽ bị xử phạt nghiêm ngặt theo quy định. Tùy mức độ vi phạm để có những hình thức phạt khác nhau, cụ thể là:

 

  • Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng trong trường hợp giấy phép lái xe đã hết giá trị sử dụng dưới 3 tháng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng trong trường hợp giấy phép lái xe đã quá hạn trên 3 tháng.

 

Ngoài ra, trong tình huống sử dụng bằng lái xe hạng D giả, không hợp lệ (tẩy xóa, không do cơ quan có thẩm quyền cấp) cũng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 12.000.000 đồng. Đồng thời còn áp dụng các hình thức phạt khác như bị tịch thu và có thể xử phạt bổ sung.

 

Quy định đóng phạt của bằng lái xe hạng D hết hạn

Quy định đóng phạt của bằng lái xe hạng D hết hạn

 

Tham khảo: Quy định giấy phép lái xe hạng E chở được bao nhiêu tấn?

 

Các thông tin về bằng lái ô tô hạng D đã được Ô tô An Sương cung cấp chi tiết qua bài viết. Có nhiều nội dung được thay đổi so với quy định cũ. Vì thế, người dân cần nắm rõ để không xảy ra vi phạm đáng tiếc. Giải đáp “Bằng lái hạng D chạy được xe gì?” sẽ giúp học viên hiểu và điều khiển đúng các phương tiện được cấp phép. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn hỗ trợ thêm những thông tin khác nhé.

 

Tham khảo các bài viết liên quan đến GPLX:

 

Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh
Nguyễn Văn Ảnh - CEO Ô Tô An Sương. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, Tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về xe tải chất lượng và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Bài viết liên quan