Các loại bằng lái xe tại Việt Nam bạn cần biết
Quy định về bằng lái xe ở Việt Nam như thế nào? Có bao nhiêu loại bằng lái xe dành cho người tham gia giao thông? Để giải đáp cho những câu hỏi này, mời bạn cùng Ô tô An Sương đón xem 12 loại bằng lái xe tại Việt Nam được giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp các loại bằng lái xe ở Việt Nam
Định nghĩa của giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe (hay còn gọi bằng lái xe) là loại giấy tờ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, cho phép cá nhân có thể sử dụng phương tiện để tham gia giao thông dựa trên các điều kiện được ban hành theo quy định của pháp luật. Giấy phép lái xe không chỉ chứng nhận được cá nhân đủ điều kiện tham gia giao thông mà còn là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt khi cá nhân vi phạm các quy định về an toàn giao thông.
Định nghĩa bằng lái xe
Các loại bằng lái xe máy 2, 3 bánh cần biết
Các loại xe máy 2 bánh, 3 bánh là một loại phương tiện được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, đây cũng là loại bằng lái thông dụng mà tối thiểu các công dân phải có nếu muốn tham gia giao thông. Chi tiết về các loại bằng lái xe máy như sau:
Các độ tuổi được phép lái xe bạn cần biết
Bằng lái xe hạng A1
Bằng lái xe hạng A1 quy định người dùng được phép điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật được phép điều khiển xe mô tô 3 bánh chuyên dùng.
Điều kiện đăng ký: Trên 16 tuổi, có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: Vô thời hạn
Bằng lái xe hạng A1
Bằng lái xe hạng A2
Bằng lái xe hạng A2 quy định người dùng được phép điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 175cm3 và các loại xe mô tô của hạng A1.
Điều kiện đăng ký: Trên 18 tuổi, có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: Vô thời hạn
Xem thêm: Giấy phép lái xe hạng a1 a2 a3, a4 lái được xe gì?
Bằng lái xe hạng A3
Bằng lái xe hạng A3 quy định người dùng được phép điều khiển xe mô tô 3 bánh đặc thù (bao gồm xích lô, xe lam) có dung tích xi lanh trên 50cm3 và các loại xe mô tô của hạng A1.
Điều kiện đăng ký: Trên 18 tuổi, có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: Vô thời hạn
Bằng lái xe hạng A4
Bằng lái xe hạng A4 quy định người dùng được phép điều khiển máy kéo có tải trọng dưới 1 tấn.
Điều kiện đăng ký: Có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: 10 năm - kể từ ngày được cấp phép.
Giấy phép lái xe hạng A4
Xem thêm: học bằng lái xe 4 bánh bao lâu?
Các loại bằng lái xe ô tô 4 bánh trở lên cần biết
Tiếp theo là các loại bằng lái xe dành cho ô tô 4 bánh, được phân hạng theo mức độ phức tạp riêng. Mỗi loại bằng lái này đều có những quy định riêng về dòng xe và điều kiện đăng ký. Sau đây là những thông tin chi tiết về các loại bằng lái xe ô tô 4 bánh mà bạn cần biết.
Các loại bằng lái xe ô tô 4 bánh
Bằng lái xe hạng B1 số tự động (bằng lái hạng B1.1)
Đối với hạng B1 số tự động (bằng hạng B1.1) cấp phép cho người không hành nghề lái xe được quy định như sau:
- Điều khiển xe ô tô chở người số tự động có 9 chỗ ngồi, bao gồm tài xế.
- Điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng số tự động có tải trọng dưới 3.500kg (3.5 tấn).
- Điều khiển ô tô dành cho người khuyết tật.
Điều kiện đăng ký: Đủ 18 tuổi, đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: Đối với nam thì trên 60 tuổi, đối với nữ thì trên 55 tuổi. Tính kể từ ngày được cấp bằng.
Xem thêm: Các loại xe tải mới nhất
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và số sàn (bằng lái hạng B1.2)
Đối với hạng B2 số tự động và số sàn cấp phép cho người không hành nghề lái xe (bằng hạng B1.2) được quy định như sau:
- Điều khiển xe ô tô chở người số tự động hoặc số sàn có 9 chỗ ngồi, bao gồm tài xế.
- Điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng số tự động hoặc số sàn có tải trọng dưới 3.500kg (3.5 tấn).
- Sử dụng máy kéo thêm một rơ moóc có tải trọng dưới 3.500kg (3.5 tấn).
Điều kiện đăng ký và thời hạn sử dụng tương tự như bằng lái hạng B1.1
Giấy phép lái xe hạng B1
Bằng lái xe hạng B2
Bằng lái xe hạng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe và không hành nghề lái xe. Quy định sử dụng bằng lái xe hạng B2 như sau:
- Điều khiển ô tô chở người số sàn và số tự động 9 chỗ ngồi, kể cả tài xế.
- Điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng có tải trọng dưới 3.500kg (3.5 tấn).
- Sử dụng máy kéo thêm rơ moóc có tải trọng dưới 3.500kg (3.5 tấn).
- Điều khiển các loại xe được quy định của bằng B1.1 và B1.2
Điều kiện đăng ký: Đủ 18 tuổi, đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: 10 năm, tính từ ngày được cấp bằng.
Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C được quy định dành cho người sử dụng như sau:
- Điều khiển xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ
- Điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dụng có tải trọng từ 3.500kg trở lên
- Máy kéo thêm rơ moóc có tải trọng 3.500kg trở lên
- Điều khiển các loại xe được quy định của bằng hạng B1 và B2
Điều kiện đăng ký: Đủ 21 tuổi trở lên, đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trung tâm đào tạo.
Thời hạn sử dụng: 5 năm, tính từ ngày được cấp bằng.
Bằng lái xe hạng D
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bằng lái xe hạng D không thể học trực tiếp như các loại bằng khác mà phải cần học nâng bậc từ hạng B2 lên hạng D hoặc từ hạng C lên hạng D. Quy định bằng lái hạng D dành cho người sử dụng như sau:
- Điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ, kể cả tài xế.
- Điều khiển các loại xe được quy định của bằng hạng B1, B2 và C
Điều kiện đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu:
- Đủ 24 tuổi, có bằng cấp Trung học cơ sở (hoàn thành hết lớp 9) trở lên.
- Đạt đủ số km lái xe an toàn và kinh nghiệm lái xe từ 3 đến 5 năm.
- Từ bằng hạng B2 hoặc bằng hạng C nâng lên.
Thời hạn sử dụng: 5 năm, tính từ ngày được cấp bằng
Bằng lái xe hạng E
Tương tự như bằng hạng D, bằng lái xe hạng E cũng cần học nâng bậc và đáp ứng một số yêu cầu riêng theo quy định của pháp luật. Quy định bằng lái xe hạng E dành cho người sử dụng như sau:
- Điều khiển ô tô chở người từ 30 chỗ trở lên
- Điều khiển các loại xe được quy định của bằng hạng B1, B2, C và D.
Điều kiện đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu:
- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam.
- Đủ 27 tuổi, có bằng cấp Trung học cơ sở (hoàn thành hết lớp 9) hoặc bằng cấp tương đương khác trở lên.
- Nếu nâng bậc từ hạng C lên hạng E thì cần có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và đạt 100.000km lái xe an toàn.
- Nếu nâng bậc từ hạng D lên hạng E thì cần có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và đạt 50.000km lái xe an toàn.
Thời hạn sử dụng: 5 năm, tính từ ngày được cấp bằng.
Xem thêm: Bằng E lái được xe tải bao nhiêu tấn?
Giấy phép lái xe hạng E
Xem thêm: Các mẫu xe khách, xe du lịch
Bằng lái xe hạng F
Bằng lái xe hạng F là loại bằng có thứ hạng cao nhất ở Việt Nam. Bằng hạng F được phân chia ra thành các loại, bao gồm hạng FB2, hạng FC, hạng FD, hạng FE. Bằng F sẽ được nâng bậc từ thứ hạng bằng cấp đã sở hữu trước đó và có thể điều khiển các loại xe cùng thứ hạng tương ứng.
Ví dụ: Khi bạn đăng ký bằng hạng FD, bạn cần phải có bằng hạng D trước đó. Bạn cũng có thể điều khiển các loại xe tính từ hạng D trở xuống.
Điều kiện đăng ký:
- Là công dân sinh sống tại Việt Nam, có đủ bằng cấp tương ứng để nâng bậc.
- Đủ 27 tuổi trở lên, tối thiểu 5 năm hành nghề lái xe và đạt 100.000km lái xe an toàn.
Trên đây là những thông tin về các loại bằng lái xe tại Việt Nam bạn cần biết, chắc hẳn bạn đã tích lũy thêm cho mình một lượng kiến thức nhất định. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích mang lại cho bạn nhiều giá trị. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể chia sẻ với Ô tô An Sương thông qua hotline 1800 2017. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những ý kiến và phản hồi từ bạn.
Ô TÔ AN SƯƠNG - CHUYÊN XE TẢI, XE BEN, XE VAN, XE CHUYÊN DỤNG
- Địa chỉ: 2450 Ql1A, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh
- Hotline: 1800 2017, & 0909 039 481
- Website: https://otoansuong.vn/
- Mail: nguyenvananhansuong@gmail.com