[A-Z] Thông tin về bằng lái xe hạng C được lái xe gì? Quy định chung về bằng lái hạng C
Bằng lái xe hạng C vẫn được giữ nguyên theo quy định cũ. Tuy nhiên hiện nay, quy định về học và thi bằng lái xe hạng C đã có nhiều sự thay đổi. Vì thế, người học cần tìm hiểu kỹ để nắm rõ và thực hiện nghiêm chỉnh. Hãy cùng Ô tô An Sương tìm hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan Bằng lái xe hạng C được lái xe gì, điều kiện học và thi bằng hạng C qua bài viết sau.
Bằng lái hạng c chạy được xe gì? Lái xe được xe bao nhiêu tấn?
Bằng lái xe hạng C lái được các loại phương tiện xe gì?
Quy định về bằng lái xe hạng C được lái xe gì đã được đề cập chi tiết trong khoản 8 Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Quy định các loại phương tiện được phép điều khiển đó là:
- Ô tô tải, tính cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải cho phép từ 3.500kg trở lên.
- Máy kéo đi kèm một rơ moóc có trọng tải cho phép từ 3.500kg trở lên.
- Được phép điều khiển tất cả các phương tiện quy định cho bằng lái xe hạng B1 và B2.
Bằng lái xe hạng C lái được xe gì?
Xem thêm: bằng lái xe hạng e lái được xe gì?
Bằng C không được phép lái các loại phương tiện xe nào?
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cũng đề cập rõ về những phương tiện không được phép điều khiển khi có bằng lái xe hạng C. Đó là các loại xe lớn hơn 9 chỗ ngồi.
Ví dụ như xe khách 16 chỗ hay các dòng xe van lớn hơn 9 ghế ngồi.
Ngoài ra, bằng lái xe hạng C cũng không được điều khiển các phương tiện như container hay các loại xe tải hạng nặng. Nếu muốn được lái bắt buộc phải nâng lên bằng FC (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã có bằng C tối thiểu 3 năm).
Quy định chung của học và thi giấy phép hạng C mới nhất
Tình trạng sức khỏe
Sức khỏe trong trạng thái ổn định, cơ thể khỏe mạnh, không bị các bệnh hiểm nghèo.
Người học cần đảm bảo không mắc các bệnh lây nhiễm, bệnh nguy hiểm cho xã hội, tiền sử bị động kinh hay cơ thể dị tật (như thừa hoặc thiếu chi, chân tay bị teo cơ,…).
Về độ tuổi và học vấn
- Người tham gia học và thi bằng lái xe hạng C cần đủ từ 21 tuổi trở lên (tính theo ngày tham gia thi sát hạch).
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp bằng THCS
- Đối với một số trường hợp học viên có nhu cầu nâng bằng từ hạng B2 lên hạng C thì ngoài những điều kiện trên cần đảm bảo thời gian cấp bằng B2 tối thiểu 3 năm. Đồng thời quy định hành nghề phải tối thiểu từ 50.000km trở lên.
Quy định chung của thi bằng lái hạng C
Bao lâu mới học bằng lái C xong?
Trong thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định tại điều 13 và 14 về thời hạn học bằng lái xe hạng C. Cụ thể người học cần tham gia đủ 168 giờ học lý thuyết và 752 giờ học thực hành, tổng là 920 giờ. Nếu người học tham gia đào tạo đều đặn hàng tuần thì chỉ khoảng 6 tháng là có thể tham gia dự thi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thời gian kéo dài tới hơn 1 năm tùy thuộc vào quá trình và kết quả tập luyện của từng học viên.
Đối với những trường hợp đã có bằng lái xe hạng B2 và muốn nâng lên hạng C thì cần tham gia đủ 192 giờ. Trong đó có 48 giờ lý thuyết và 144 giờ học thực hành.
Trường hợp người học có bằng hạng C từ 3 năm trở lên và muốn nộp hồ sơ nâng lên bằng hạng FC thì cần tham gia 48 giờ học lý thuyết và 224 giờ học thực hành.
Học bằng lái C khoảng 920 giờ
Xem thêm: Giải đáp: Học bằng lái xe 4 bánh bao lâu?
Thủ tục thi bằng lái xe hạng C như thế nào mới đúng
- Trước khi thi bằng lái xe hạng C, người học cần đăng ký hồ sơ tham gia đào tạo. Bao gồm các giấy tờ:
- 1 bản Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao không cần công chứng).
- Hình ảnh kích thước 3x4: 4 tấm (ảnh nền xanh)
- Giấy đăng ký học, sát hạch theo quy định.
- Giấy khám sức khỏe tổng quát (tối đa 3 tháng gần nhất).
Sau khi đã hoàn thành đủ các giờ học thực hành và lý thuyết như quy định, bạn sẽ cần nộp hồ sơ đăng ký dự thi và hoàn thành đầy đủ các khoản phí. Kết quả thi lý thuyết, thực hành sẽ có ngay khi bạn kết thúc bài thi. Bằng lái xe hạng C sẽ được trả trong khoảng 20 ngày kể từ ngày tham gia dự thi.
Thủ tục thi bằng lái xe hạng C
Chi phí học và thi bằng lái xe hạng C mất bao nhiêu tiền?
Mức chi phí bỏ ra để học và thi bằng lái xe hạng C khoảng 20.000.000 đến 23.000.000 đồng tùy vào khóa học bạn tham gia.
Trong đó, chi phí đăng ký hồ sơ đã bao gồm khoản phí học lý thuyết và thực hành, khoảng 17.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đây cũng là khoản đắt đỏ nhất khi tham gia học và thi bằng hạng C.
Ngoài ra, bạn cần đầu tư chi phí khám sức khỏe tổng quát từ 500.000 đến 700.000 đồng và chi phí thi sát hạch khoảng 800.000 đồng.
Bên cạnh đó, người học có thể tốn kém thêm các chi phí như thuê sân bãi, xăng xe trong quá trình học thực hành, khoảng 450.000 đồng/ giờ thuê xe gắn chíp.
Chi phí học và thi giấy phép lái xe hạng C bao nhiêu?
Một số câu hỏi liên quan về bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng trong thời gian bao lâu?
Giấy phép hạng C có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp (quy định trong Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Sau khi kết thúc thời gian này, bạn cần nộp hồ sơ sát hạch lại để được cấp bằng mới.
Bằng lái xe hạng C có được điều khiển xe khách không?
Theo quy định, bằng lái xe hạng C được điều khiển các phương tiện tối đa 7 chỗ ngồi (tính cả ghế tài xế). Vì vậy, đối với các phương tiện xe khách lớn hơn 9 chỗ thì người có bằng hạng C không được lái. Bạn phải có bằng lái xe hạng D mới được điều khiển các ô tô từ 10 đến 30 chỗ.
Có bằng lái xe hạng C thì có cần thi bằng lái xe máy không?
Bằng lái xe hạng C chỉ được điều khiển các phương tiện ô tô quy định trong thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Nếu muốn điều khiển xe máy, bạn buộc phải thi bằng lái A1 hoặc A2 tùy theo phân khối xe điều khiển lớn hay nhỏ hơn 155CC.
Quy định về học và thi bằng lái xe hạng C đã có nhiều sự thay đổi để đảm bảo người học có đủ khả năng điều khiển phương tiện an toàn sau khi được cấp bằng. Vì thế, học viên cần tìm hiểu kỹ các thông tin để thực hiện theo đúng quy định. Bằng lái xe hạng C được lái xe gì đã được Ô tô An Sương giải đáp. Nếu muốn biết thêm thông tin rõ hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp chính xác.
Tham khảo các bài viết liên quan đến GPLX: